Trong khi đọc 1
Nội dung câu hỏi:
Chú ý cách tác giả nêu vấn đề và xác định cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 1 xác định vấn đề tác giả nêu ra và những cơ sở lí thuyết của nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
- Tác giả nêu vấn đề: Độc thoại nội tâm và dòng ý thức theo nhận thức chung hiện nay là hai biện pháp nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết hiện đại, xuất hiện vào khoảng trước – sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất.
- Cơ sở lí thuyết: Đưa ra ví dụ cụ thể về bậc thầy sáng tạo H.James và M.Proust.
Trong khi đọc 2
Nội dung câu hỏi:
Chú ý vai trò, tác dụng của câu hỏi này đối với bài nghiên cứu.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 2a, xác định câu hỏi và đưa ra vai trò, tác dụng của câu hỏi với bài nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
- Câu hỏi: Vậy nên hiểu độc thoại nội tâm như thế nào?
- Tác dụng: Đưa ra chủ đề, vấn đề chính cần làm rõ trong đoạn văn bản.
Trong khi đọc 3
Nội dung câu hỏi:
Chú ý cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 2b, chỉ ra cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết.
Lời giải chi tiết:
Cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết: Đưa ra thứ tự cụ thể về điều kiện: Điều kiện thứ nhất…Điều kiện thứ hai…
Trong khi đọc 4
Nội dung câu hỏi:
Chú ý tác dụng của các con số thống kê ở đoạn này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 2c, xác định những con số thống kê để chỉ ra tác dụng.
Lời giải chi tiết:
- Những con số xuất hiện: “…50 lần độc thoại…400 câu thơ…12,3%...190 lần…1189 câu và 60 dòng…đến 1640, chiếm hơn một nửa số 3254 câu…”
→ Tác dụng: Những con số thống kê làm tăng tính xác thực cho các lí lẽ, có dẫn chứng con số cụ thể giúp bài nghiên cứu thêm phần chính xác.
Trong khi đọc 5
Nội dung câu hỏi:
Chú ý cách tác giả khảo sát, phân tích hiện tượng “độc thoại hóa” đối thoại trong Truyện Kiều.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 2d, xác định cách tác giả khảo sát phân tích hiện tượng “độc thoại hóa” đối thoại.
Lời giải chi tiết:
Cách tác giả khảo sát phân tích hiện tượng: Tác giả phân tích cụ thể từng câu thơ là thuật việc hay độc thoại và có cả những câu tưởng như đối thoại nhưng lại như độc thoại khiến cho tâm tình, dục vọng của nhân vật nổi lên rõ lồ lộ.
Trong khi đọc 6
Nội dung câu hỏi:
Chú ý cách tác giả khảo sát so sánh, đối chiếu lời thoại của Từ Hải trong hai tác phẩm (Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 2e, xác định những câu văn tác giả khảo sát so sánh đối chiếu lời thoại để rút ra cách tác giả.
Lời giải chi tiết:
Cách tác giả khảo sát so sánh, đối chiếu: Tác giả khảo sát trên ba nhân vật Kiều, Từ Hải, Thanh Tâm Tài Nhân để tạo ra sự đa dạng cho các lí lẽ. Sau đó tác giả đã đưa ra dẫn chứng về rất nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận về vấn đề tác dụng làm cho diện mạo tinh thần của nhân vật chính trở nên nổi bật, sắc nét của độc thoại nội tâm.
Trong khi đọc 7
Nội dung câu hỏi:
Chú ý cách tác giả đưa ra kết luận, đánh giá (về độc thoại nội tâm của nhân vật trong Truyện Kiều).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản 3, chỉ ra cách tác giả đưa ra kết luận, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Cách tác giả đưa ra kết luận đánh giá: Tác giả kết luận để khẳng định sự khác biệt với phong cách tự sự trong Truyện Kiều với phong cách tự sự Trung Quốc.
Sau khi đọc 1
Nội dung câu hỏi:
Để làm cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề, tác giả đã đề cập đến những khái niệm gì? Những khái niệm ấy có tác dụng thế nào đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài chỉ ra những khái niệm mà tác giả đề cập đến. Từ đó nhận xét tác dụng đối với việc triển khai nội dung, kết quả nghiên cứu.
Lời giải chi tiết:
- Các khái niệm tác giả đề cập: Văn bản tự sự, độc thoại, độc thoại nội tâm.
- Những khái niệm đó có tác dụng nhằm làm rõ vấn đề từ đó triển khai nội dung và kết luận lại kết quả nghiên cứu.
Sau khi đọc 2
Nội dung câu hỏi:
Qua văn bản, bạn hiểu thế nào là độc thoại nội tâm, “độc thoại hóa” đối thoại? Dựa vào đâu để phân biệt độc thoại nội tâm với đối thoại, độc thoại? Bạn học hỏi được gì qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề ở nửa đầu văn bản nghiên cứu này (Các đoạn 1, 2a, 2b).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài chỉ ra những khái niệm mà tác giả đề cập đến. So sánh để chỉ ra sự phân biệt và nêu điều em học hỏi được qua cách tác giả xác lập cơ sở lí thuyết.
Lời giải chi tiết:
- Độc thoại nội tâm: Là lời độc thoại dùng vào việc miêu tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm và là lời nói thầm kín, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch.
- “Độc thoại hóa” đối thoại: Là lời nói một mình nhưng gắn với lời thoại của người khác.
- Cách phân biệt: Độc thoại nội tâm là lời độc thoại để miêu tả nội tâm, còn đối thoại hay độc thoại là lời nói một mình có thể gắn với lời thoại của người khác.
- Em học hỏi được là: Tác giả sắp xếp theo trình tự rõ ràng khi xác lập cơ sở lí thuyết.
Sau khi đọc 3
Nội dung câu hỏi:
Nhận xét về cách tác giả thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều (đoạn 2d) và cách phân tích, so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều và trong Kim Vân Kiều truyện (đoạn 2e). Bạn học hỏi được gì ở cách thực hiện các thao tác phân tích, so sánh ngữ liệu nghiên cứu đó của tác giả?
Phương pháp giải:
Xác định thực hiện việc khảo sát, phân tích ngữ liệu đối thoại – độc thoại nội tâm của nhân vật Hoạn Thư và cách phân tích, so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải. Rút ra điều bản thân học hỏi từ cách thực hiện các thao tác.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật Hoạn Thư là: Tác giả liệt kê hết các câu thơ liên quan đến Hoạn Thư và phân tích cụ thể các câu đó là lời trực tiếp hay lời thuật, độc thoại.
- Cách phân tích so sánh lời thoại của nhân vật Từ Hải: Liệt kê những câu thơ liên quan đến nhân vật Từ Hải và so sánh với những 2 nhân vật khác là Kiều và Thanh Tâm Tài Nhân.
- Em học hỏi được về cách đưa ra ra ngữ liệu cụ thể để phân tích và so sánh. Đồng thời cũng cần đối chiếu với nhiều những đối tượng khác có cùng điểm chung về nghiên cứu để đưa ra nhiều khía cạnh tạo nên chiều sâu cho bài nghiên cứu.
Sau khi đọc 4
Nội dung câu hỏi:
Vận dụng cách khảo sát, phân tích ngữ liệu của tác giả trong đoạn 2c, thực hiện khảo sát, phân tích một đoạn khác trong Truyện Kiều (ví dụ: đoạn cuối Trao duyên, đoạn cuối trong Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh,…)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn 2c và phân tích ngữ liệu của tác giả. Từ đó thực hiện khảo sát phân tích một đoạn khác.
Lời giải chi tiết:
- Lựa chọn đoạn cuối Trao duyên:
Trao duyên cho em, nỗi đau này ai có thể thấu cho nàng Kiều. Sau giây phút vô cùng đau đớn, Kiều rơi vào nỗi đau khổ và tuyệt vọng đến cùng cực, nàng nghĩ về Kim Trọng và càng đau xót hơn, nỗi đau đó được thể hiện trong tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Trao duyên”. Để làm nổi bật lên nỗi đau thấu trời đó, Nguyễn Du sử dụng triệt để độc thoại nội tâm. Nếu trong cả Truyện Kiều có khoảng 50 lần độc thoại nội tâm ngắn gồm khoảng 400 câu thơ, chiếm tỉ lệ khoảng 12,3% câu thơ tức là trên 1/10 văn bản. Thì riêng đoạn này 2/3 câu thơ đều là độc thoại nội tâm của nhân vật Kiều. Góp phần tạo nên nỗi đau đang dấy lên không thể kìm nén trong lòng nàng.
Sau khi đọc 5
Nội dung câu hỏi:
Văn bản trên đã mang lại cho bạn những thông tin hay nhận thức gì mới về độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ cả bài viết và xác định những thông tin liên quan đến độc thoại nội tâm. Từ đó đưa ra quan điểm cá nhân về những thông tin và nhận thức bản thân hiểu được.
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã giúp em có cái nhìn tổng quát về số lượng những câu độc thoại nội tâm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nếu không biết được những con số trong bài thì sẽ không thể số lượng câu độc thoại nội tâm có thế nhiều như vậy. Xứng đáng là một tác phẩm không bao giờ bị lãng quên, hàng ngàn đời, mãi mãi về sau vẫn sẽ nhớ mãi.
Sau khi đọc 6
Nội dung câu hỏi:
Nêu tóm tắt công việc thao tác mà theo bạn là không thể thiếu khi thực hiện nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ cả bài viết, chú ý những thông tin chính tác giả đưa ra. Đưa ra nhận xét để có được những thông tin đó tác giả cần thực hiện những thao tác gì.
Lời giải chi tiết:
- Thao tác không thể thiếu khi thực hiện nghiên cứu:
+ Xác định đề tài, vấn đề cần nghiên cứu.
+ Thu thập, đọc- xử lí tài liệu.
+ Xác lập câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu.
+ Lập hồ sơ nghiên cứu.
Unit 6: On the go
Unit 2: Leisure time
Chủ đề 7. Ô tô
Unit 3: Cities
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11