28.1
1. Nội dung câu hỏi
Cơ chế của sự dẫn nhiệt là
A. sự truyền nhiệt độ từ vật này sang vật khác.
B. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.
C. sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
D. sự truyền động năng của các phân tử này sang các phần tử khác.
2. Phương pháp giải
Áp dụng cơ chế của sự dẫn nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Sự truyền động năng của các phân tử này sang các phần tử khác.
Đáp án D
28.2
1. Nội dung câu hỏi
Bếp lửa truyền nhiệt năng ra môi trường xung quanh
A chỉ bằng dẫn nhiệt.
B. chỉ bằng đối lưu.
C. chỉ bằng bức xạ nhiệt.
D. bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết của sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
3 Lời giải chi tiết
Bếp lửa truyền nhiệt năng ra môi trường xung quanh bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
Đáp án D
28.3
1. Nội dung câu hỏi
Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ
A. Mặt Trời đến Trái Đất.
B. bếp lửa đến người đứng gần bếp.
C. đầu một thanh dõng được hơ nóng sang đầu kia.
D. dây tóc bóng đèn đến vô bóng đèn.
2. Phương pháp giải:
Áp dụng lí thuyết bức xạ nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt năng từ dấu một thanh dõng được hơ nóng sang dấu kia
Đáp án C
28.4
1. Nội dung câu hỏi
Lấy tóc quấn chặt quanh một que bằng đồng và quanh một que bằng thuỷ tinh rồi dùng diêm đốt. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết sự truyền nhiệt giải thích
3. Lời giải chi tiết
Tóc quấn quanh thanh dõng không cháy còn tóc quấn quanh thanh thuỷ tinh thì cháy. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn tóc rất nhiều nên thu được hầu hết nhiệt năng do que diêm cung cấp, do đó tóc không dù nóng để cháy. Tóc dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh nên thu được nhiều nhiệt năng do que diêm cung cấp, đủ nóng để cháy.
28.5
1. Nội dung câu hỏi
Tại sao muốn giữ cho nước chè xanh nóng lâu, người ta thường đề ấm nước vào giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết dẫn nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Trong bông, trấu hoặc mùn cưa có các khoảng trống chứa không khí nên chúng dẫn nhiệt kém.
28.6
1. Nội dung câu hỏi
Tại sao nhà lợp rạ hoặc lá cọ về mùa đông ấm hơn, về mùa hè mát hơn nhà lợp tôn?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết dẫn nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Giữa các lớp ra hoặc giữa các lá cọ có những khoảng trống chứa không khí nên dẫn nhiệt kém. Về mùa đông, mái nhà lợp rạ hoặc lá cọ làm cho sự truyền nhiệt từ trong nhà ra ngoài chậm lại, giữ cho nhà ấm hơn nhà có mái lợp tôn là chất dẫn nhiệt tốt. Ngược lại về mùa hè, những mái nhà này lại làm cho sự truyền nhiệt từ không khí nóng bên ngoài vào trong nhà chậm lại, giữ cho nhà mát hơn nhà có mái lợp tôn.
28.7
1. Nội dung câu hỏi
Tại sao trong các âm điện, dây đun đều được đặt ở phía dưới, gần sát đầy ấm, không đặt ở phía trên sát miệng ấm?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết truyền nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Trong các ấm điện, dây đun đều được đặt ở phía dưới gần sát đáy ấm để khi đun nước sẽ xảy ra truyền nhiệt chủ yếu bằng đối lưu làm cho nước nhanh sôi.
28.8
1. Nội dung câu hỏi
Khi trời nắng, nếu đóng kín các cửa ra vào và cửa sổ bằng kính thì trong phòng nóng hơn là đóng kín các cửa ra vào và cửa sổ bằng gỗ. Tại sao?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết truyền nhiệt
3. Lời giải chi tiết
Vì các cửa kính cho tia nhiệt truyền qua, còn các cửa gỗ thì ngăn không cho tia nhiệt truyền qua.
28.9
1. Nội dung câu hỏi
Sự cháy cần oxygen. Khi thắp một ngọn đèn dầu thì chỉ trong một thời gian ngắn, oxygen của không khí ở quanh ngọn lửa đã bị tiêu thụ hết.
a) Tại sao ngọn đèn vẫn tiếp tục cháy?
b) Tại sao khi lắp thông phong vào đèn dầu thì đèn sẽ sáng hơn (Hình 28.1)?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết truyền nhiệt
3. Lời giải chi tiết
a) Ngọn đèn vẫn tiếp tục cháy được là nhờ có sự đối lưu. Khi ngọn đèn cháy, không khí ở gần ngọn lửa nóng lên, còn không khí ở trên lạnh hơn và nặng hơn chuyển động xuống dưới tiếp tục cung cấp oxygen cho ngọn lửa.
b) Thông phong có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt năng của ngọn lửa ra môi trường rộng rãi xung quanh, làm cho không khí ở gần ngọn lửa nóng lên nhiều hơn nên sự đối lưu diễn ra mạnh hơn.
Mặt khác thông phong còn có tác dụng ngăn không cho các dòng đối lưu phân tán ra ngoài mà tập trung vào ngọn lửa. Nhờ đó, ngọn lửa được cung cấp nhiều oxygen hơn và sáng hơn
28.10
1. Nội dung câu hỏi
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào gây ra hiệu ứng nhà kính. Chọn câu đúng nhất.
A. Đất rừng để lấy đất canh tác.
B. Hoạt động của nhà máy nhiệt điện chạy bằng lò hơi đốt bằng than đá.
C. Sự phản huỷ của các đống rác ở ngoài trời.
D. Cả ba hiện tượng trên.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
Cả ba hiện tượng trên đều gây ra hiệu ứng nhà kính
Đáp án D
28.11
1. Nội dung câu hỏi
Khí, hơi nào sau dây trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất?
A. Khi nitrogen oxide (NO).
B. Khi methane (CH4).
C. Khi carbon dioxide (CO2)
D. Hơi nước (H2O)
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
Khi carbon dioxide (CO2).
Carbon dioxide (CO2) là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất và đóng góp lớn vào việc tạo ra tăng nhiệt độ trái đất. Methane (CH4) cũng là một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, nhưng CO2 vẫn là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính do nguồn phát thải từ hoạt động con người như đốt nhiên liệu hoá thạch, giao thông, và công nghiệp.
Đáp án C
28.12
1. Nội dung câu hỏi
Tại sao tiết kiệm điện lại góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
Ta biết rằng khí carbon dioxide (CO2) có trong không khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất. Chúng ta tiết kiệm điện năng sẽ làm giảm việc sản xuất điện năng từ các nhà máy nhiệt điện, làm giảm khí carbon dioxide do các nhà máy nhiệt điện thải ra không khí, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
28.13
1. Nội dung câu hỏi
Sự tăng nhiệt độ toàn cầu do hiệu ứng nhà kính có thể gây ra những nguy cơ nào đối với đời sống của con người?
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
Bão, lũ lụt, cháy rừng, băng tan làm nước biển dâng có thể làm một phần của lục địa sẽ biến mất,...
28.14
1. Nội dung câu hỏi
Với các dụng cụ sau đây, hãy lập một phương án thí nghiệm để minh hoạ cho hiệu ứng nhà kính:
– Một đèn bàn dùng bóng đèn dây tóc (1).
— Một bát to bằng thuỷ tinh (2).
– Hai bát sứ nhỏ (3).
– Một số cục nước đá (4).
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
Cho một số cục nước đá bằng nhau vào hai chiếc bát sứ.
Dùng bát to bằng thuỷ tinh úp vào một trong hai bát nước đá.
Dùng đèn bàn chiếu trực tiếp vào hai bát nước đá.
Khi bật đèn (1), ánh sáng từ đèn sẽ chiếu vào bát thuỷ tinh (2) và nhiệt độ trong bát thuỷ tinh sẽ tăng lên. Đá nước trong bát sứ nhỏ (3) trong bát thuỷ tinh sẽ tiếp tục hấp thụ nhiệt độ, tượng trưng cho việc CO2 hấp thụ nhiệt độ từ ánh sáng Mặt Trời. Bát sứ nhỏ còn lại (3) đại diện cho không gian nhiệt đới hoặc nhà kính, sẽ ghi nhận tăng nhiệt độ và minh hoạ cho hiệu ứng nhà kính khi nhiệt độ tăng lên do CO2 trong không khí giữ lại nhiệt độ.
28.15
1. Nội dung câu hỏi
Hiệu ứng nhà kính
Hằng ngày, Mặt Trời truyền về Trái Đất dưới hình thức bức xạ nhiệt một lượng năng lượng khổng lồ, lớn gấp khoảng 20.000 lần tổng năng lượng mà con người sử dụng. Trái Đất hấp thụ một phần năng lượng này, đồng thời phản xạ lại một phần dưới hình thức bức xạ nhiệt của Trái Đất. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng giống như một nhà lợp kính, giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh Trái Đất nóng lên. Do sự tương tự đó mà hiệu ứng này của bầu khí quyền được gọi là hiệu ứng nhà kính khí quyển, gọi tắt là hiệu ứng nhà kính. Trong khí quyển thì khí carbon dioxide (CO,) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kinh vừa có thể có ích vừa có thể có hại. Hiện nay người ta đang cố gắng làm giảm hiệu ứng nhà kính để ngăn không cho nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên quá nhanh đe dọa cuộc sống của con người và các sinh vật khác trên hành tinh này.
a) Hiệu ứng nhà kính khí quyển là do:
A. Có bầu khí quyển của Trái Đất.
B. Bức xạ của Mặt Trời là bức xạ mạnh.
C. Bức xạ của Trái Đất là bức xạ yếu.
D. Cả 3 lí do trên.
b) Biện pháp nào sau đây không làm giảm hiệu ứng nhà kính?
A. Giảm nhà máy nhiệt điện.
B. Tăng nhà máy thuỷ điện.
C. Giảm sử dụng động cơ đốt trong.
D. Tăng đất trồng trọt bằng cách đốt rừng.
c) Đánh giá các nhận định dưới đây về hiệu ứng nhà kính.
Nhân định | Đánh giá | |
Đúng | Sai | |
a) Hiệu ứng nhà kính tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật trên Trái Đất. | ? | ? |
b) Tăng sử dụng động cơ đốt trong có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. | ? | ? |
c) Hiệu ứng nhà kính giúp điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất, giúp giảm hạn hán và lũ lụt, giảm bằng tan trên địa cực và nước biển dâng cao. | ? | ? |
d) Hạn chế dùng điện hiện nay là một biện pháp có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. | ? | ? |
d) Hãy kể tên và giải thích các hành động mà em và các thành viên khác trong gia đình có thể làm để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
2. Phương pháp giải
Áp dụng lí thuyết hiệu ứng nhà kính
3. Lời giải chi tiết
a) Đáp án đúng D. Cả 3 lí do trên.
Chọn A và C không sai nhưng chưa đầy đủ. Phải có đủ ba điều kiện A, B, C mới có hiệu ứng nhà kính. Chọn B là sai vì nếu chỉ có bức xạ Mặt Trời thì không thể có hiệu ứng nhà kính.
b) Đáp án đúng D. Tăng đất trồng trọt bằng cách đốt rừng.
Lựa chọn này không làm giảm hiệu ứng nhà kính, mà ngược lại, nó có thể đóng góp vào việc gia tăng nồng độ khí nhà kính trong không khí. Đốt rừng gây phát thải khí CO2 vào khí quyển, làm tăng tình trạng hiệu ứng nhà kính và làm gia tăng nhiệt độ trái đất.
c)
Nhân định | Đánh giá | |
Đúng | Sai | |
a) Hiệu ứng nhà kính tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của các sinh vật trên Trái Đất. | x |
|
b) Tăng sử dụng động cơ đốt trong có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. |
| x |
c) Hiệu ứng nhà kính giúp điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất, giúp giảm hạn hán và lũ lụt, giảm bằng tan trên địa cực và nước biển dâng cao. |
| x |
d) Hạn chế dùng điện hiện nay là một biện pháp có thể làm giảm hiệu ứng nhà kính. | x |
|
d)
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Tham gia hoạt động trồng cây gây rừng
+ Tiết kiệm điện, nước
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa
Chủ đề 5. Nhiệt
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
MỞ ĐẦU
Bài 16
Đề cương ôn tập học kì 1 - Vật lí 8
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Khoa học tự nhiên 8