I – Dung môi – chất tan – dung dịch
Thí nghiệm 1: Hòa tan đường vào nước, đường tan trong nước thành nước đường.
Đường là chất tan còn nước là dung môi, nước đường là dung dịch
Thí nghiệm 2: Cho dầu (mỡ) vào xăng (dầu hỏa) và vào nước.
Nhận xét: Xăng hòa tan được dầu ăn, tạo thành dung dịch.
Nước không hòa tan được dầu ăn.
Vậy xăng là dung môi của dầu ăn
Kết luận:
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa
Nhận xét thí nghiệm:
Ở giai đoạn đầu ta dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường. Ta có dung dịch chưa bão hòa. Ở giai đoạn sau ta được một dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường. Ta có dung dịch đường bão hòa.
Kết luận:
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn?
- Khuấy dung dịch.
- Đun nóng dung dịch.
- Nghiền nhỏ chất rắn.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
Bài 1 : Tôn trọng lẽ phải
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân