1. Nồng độ phần trăm của dung dịch (kí hiệu là C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
Trong đó: mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam
mddlà khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam
Khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi
Thí dụ 1: Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch
mdd = 15+ 45 = 60 gam;
Thí dụ 2: Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 14%
Thí dụ 3: Hòa tan 50 gam đường vào nước được dung dịch đường 25%
a) Tính khố lượng dung dịch đường pha chế được
b) Tính khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế:
mdm= 200- 50 = 150 gam
2. Nồng độ mol của dung dịch (kí hiệu là CM) cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:
Trong đó: n là số mol chất tan; V là thể tích dung dịch biểu thị bằng lít
Thí dụ 1: Trong 200 ml dung dịch có hòa tan 16 gam CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch
- Số mol chất tan: nCuSO4 = 16:160 = 0,1 mol
- Nồng độ mol của dung dịch là : CM = 0,1 : 0,2 = 0,5 mol
Thí dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn
- Số mol đường có trong dung dịch 1: n1= 0,5. 2= 1 mol
- Số mol đường có trong dung dịch 2: n2= 1. 3 = 3 mol
- Thể tích của dung dịch sau khi trộn: V = 2+3= 5 lít
- Nồng độ mol của dung dịch sau khi trộn: CM= (3+1): 5 = 0,8 M
Bài 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 8
Unit 6: What Will Earth Be Like in the Future?
Bài 31
Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng