I. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÍ NÀO ?
Trạng thái ở điều kiện thường: Phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn như C, S, P, Si, I,... Trạng thái lỏng như: Br2; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, …
Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Một số phi kim độc như clo, brom, iot,..
I. PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO ?
1. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
Phương trình hóa học:
2Na +Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2NaCl
2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2CuO
2. Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành các hợp chất khí.
Phương trình hóa học:
2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2H2O
H2 + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2HCl
3. Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Phương trình hóa học:
S + 02 \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) S02 (k)
4P + 502 \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) 2P205 (r)
4. Mức độ hoạt động của phi kim
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hidro. Các phi kim như Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
Đề thi vào 10 môn Toán Đồng Nai
Bài 11
Unit 9: English in the world
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9
Đề thi vào 10 môn Văn Hà Tĩnh