Câu hỏi tr 87 MĐ
Trong trò chơi bập bênh ở Hình 14.1, người lớn ở đầu bên trái “nâng bổng” một bạn nhỏ ở đầu bên phải. Nhưng cũng có khi bạn nhỏ ở đầu bên phải lại có thể “nâng bổng” được người lớn ở đầu bên trái. Dựa vào nguyên tắc nào mà bạn nhỏ có thể làm được như vậy? |
Lời giải chi tiết:
Dựa vào quy tắc moment lực và điều kiện cân bằng của vật mà bạn nhỏ có thể làm được như vậy.
Câu hỏi tr 87 CH 1
1. Quan sát Hình 14.2, mô tả chuyển động của cánh cửa khi chịu lực tác dụng của bạn học sinh. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Chuyển động của cánh cửa: cánh cửa di chuyển từ từ xa dần bạn học sinh khi chịu lực từ cánh tay của bạn học sinh.
Câu hỏi tr 88 CH 2
2. Quan sát Hình 14.4, nhận xét về khả năng lắp bu lông khi đặt lực ở các vị trí khác nhau trên cờ lê. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Từ Hình 14.4, ta thấy rằng vị trí đặt lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.
Câu hỏi tr 88 CH 3
3. Lực có gây ra tác dụng làm quay vật không nếu có phương song song với trục quay? Dựa vào tình huống trong Hình 14.4 để minh họa cho câu trả lời của em. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế và quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Lực không gây ra tác dụng làm quay vật nếu lực có phương song song với trục quay.
Trong Hình 14.4, lực có phương vuông góc với trục quay mới có tác dụng làm quay vật.
Câu hỏi tr 88 LT
Xét lực tác dụng vào mỏ lết có hướng như Hình 14.5. Hãy xác định cánh tay đòn và độ lớn của moment lực. Biết F = 50 N, l = 20 cm và α = 200 |
Phương pháp giải:
- Quan sát hình vẽ
- Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
- Biểu thức tính moment lực: M = F.d
Lời giải chi tiết:
Từ hình vẽ, ta thấy khoảng cách từ trục quay đến giá của lực bằng chiều dài l của mỏ lết
=> Cánh tay đòn d = 20 cm.
=> Moment lực: M = F.d = 50.0,2 = 10 (N.m)
Câu hỏi tr 89 CH 4
4. Quan sát Hình 14.6 và thực hiện các yêu cầu sau: a) Xác định các cặp lực của tay tác dụng khi vặn vòi nước (Hình 14.6a), cần vô lăng khi lái ô tô (HÌnh 14.6b). b) Nhận xét tính chất của các cặp lực này và chuyển động của các vật đang xét. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
a) Các cặp lực trong Hình 14.6a và Hình 14.6b được xác định như hình vẽ
b)
- Tính chất chuyển động của các cặp lực này:
+ Độ lớn bằng nhau
+ Phương song song, chiều ngược nhau
- Các vật đang xét đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi tr 89 CH 5
5. Có thể xác định được lực tổng hợp của ngẫu lực không? Tại sao? |
Phương pháp giải:
Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực.
Lời giải chi tiết:
Do ngẫu lực là tổng hợp của hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau nên không thể tổng hợp ngẫu lực được
Câu hỏi tr 90 VD
Ngoài các ví dụ được nêu trong bài học, hãy tìm hiểu và trình bày những ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống. Gợi ý: Các em có thể tham khảo các trường hợp được giới thiệu trong Hình 14.8. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:
+ Vặn khóa cửa
+ Tháo bánh xe
+ Vặn nút ga
+ Vặn nắp chai nước
+ Vặn chìa khóa xe...
Câu hỏi tr 90 CH 6
6. Quan sát Hình 14.9 và thực hiện các yêu cầu sau: a) Xác định các lực tác dụng lên thanh chắn. b) Xét trục quay là khớp nối giữa thanh chắn với trụ đỡ và vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng (P) (chứa thanh chắn và trụ đỡ), những lực nào có tác dụng làm thanh chắn xoay cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ trong mặt phẳng (P)? |
Phương pháp giải:
Quan sát hình và vận dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
a) Các lực tác dụng lên thanh chắn: trọng lực P
b)
- Lực tác dụng làm thanh chắn xoay cùng chiều kim đồng hồ: trọng lực P, lực nâng F
- Lực tác dụng làm thanh chắn xoay ngược chiều kim đồng hồ: trọng lực P.
Câu hỏi tr 90 CH 7
7. Quan sát hình 14.10, chỉ rõ lực nào có tác dụng làm cân quay cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. |
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
- Lực tác dụng làm cân quay cùng chiều kim đồng hồ: lực kéo
- Lực tác dụng làm cân quay ngược chiều kim đồng hồ: lực đẩy.
Câu hỏi tr 91
8. Nêu điều kiện để thanh chắn đường tàu trong Hình 14.9: a) Không có chuyển động tịnh tiến. Biết chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó. b) Không có chuyển động quay. |
Lời giải chi tiết:
a) Điều kiện thanh chắn không có chuyển động tịnh tiến: trọng tâm của vật không chuyển động.
b) Điều kiện để thanh chắn không có chuyển động quay: trọng tâm của vật chuyển động.
Câu hỏi tr 92 LT
Xét hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 5 kg, m2 = 2 kg được đặt trên một thanh thẳng nằm ngang có khối lượng không đáng kể. Hệ nằm cân bằng trên một cạnh nêm có mặt cắt được mô tả như Hình 14.13. Hãy xác định d2 và độ lớn lực do cạnh nêm tác dụng lên điểm tựa O. Biết d1 = 20 cm và g = 9,8 m/s2 . |
Phương pháp giải:
Biểu thức lực tổng hợp của hai lực song song cùng chiều:
\(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)
Khi vật rắn ở trạng thái cân bằng, lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng 0.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{{m_1}.g}}{{{m_2}.g}}\\ \Leftrightarrow \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} \Rightarrow {d_2} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}}.{d_1} = \frac{5}{2}.20 = 50(cm)\end{array}\)
Do nêm nằm cân bằng => Lực do cạnh nêm tác dụng lên điểm tựa O bằng 0.
Câu hỏi tr 92 VD
Dựa vào điều kiện cân bằng, hãy nêu và phân tích các yếu tố an toàn trong tình huống được đưa ra trong Hình 14.14. |
Phương pháp giải:
Điều kiện cân bằng của vật rắn:
+ Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không.
+ Tổng moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì bằng không.
Lời giải chi tiết:
Các yếu tố an toàn để giữ thăng bằng trên dây của diễn viên xiếc là:
+ Tổng tất cả các lực tác dụng lên dây phải bằng 0.
+ Tổng rmoment lực tác dụng lên dây bằng 0.
Câu hỏi tr 92 BT 1
1. Người ta tác dụng lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn 80 N lên tay quay để xoay chiếc cối như Hình 14P.1. Cho rằng \(\overrightarrow F \) có phương tiếp tuyến với bề mặt cối xay, khoảng cách từ tay quay đến tâm quay là d = 40 cm. Xác định moment của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay qua tâm cối xay. |
Phương pháp giải:
Biểu thức tính moment lực: M = F.d
Trong đó:
+ M: moment lực (N.m)
+ F: lực tác dụng làm quay vật (N)
+ d: cánh tay đòn – khoảng cách từ giá của lực đến trục quay (m)
Lời giải chi tiết:
Ta có F = 80 N; d = 40 cm = 0,4 m
=> Moment lực đối với trục quay qua tâm cối xay là: M = F.d = 80.0,4 = 32 (N.m).
Câu hỏi tr 93
2. Để nhổ một cây đinh ghim vào bàn tạo thành một góc 300 so với phương thẳng đứng, ta tác dụng lực F = 150 N theo phương vuông góc với cán búa như Hình 14P.2. Búa có thể quay quanh trục quay vuông góc với mặt phẳng hình vẽ tại điểm O, khoảng cách từ điểm đặt tay đến trục quay là 30 cm và khoảng cách từ đầu đinh đến trục quay là 5 cm. Xác định lực do búa tác dụng lên đinh. |
Phương pháp giải:
Quy tắc moment lực: \({M_1} + {M_2} + ... = M_1^' + M_2^' + ...\)
Lời giải chi tiết:
Gọi lực do búa tác dụng lên đinh là F’
Áp dụng quy tắc moment lực ta có: F.d = F’.d’.sinα ( d: khoảng cách từ giá của lực F đến trục quay, d’ là khoảng cách từ đầu búa đến trục quay)
=> 150.0,3 = F’.0,05.sin 300
=> F’ = 1800 (N).
C
SBT TOÁN TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Chuyên đề 2. Công nghệ enzyme và ứng dụng
Đề thi học kì 1
Chương 4. Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn