Bài 6
Trò chơi “Phóng viên”
Em hãy đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học, ví dụ:
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
- Cần làm gì khi bạn có niềm vui? Khi bạn có chuyện buồn?
- Hãy kể một câu chuyện mà bạn biết về việc bạn bè biết chia sẻ vui buồn cùng nhau.
- Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
- Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè quan tâm, chia sẻ, bạn cảm thấy như thế nào?
- Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật?
Lời giải chi tiết:
- PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:
- M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.
- PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật.
- M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.
- PV: Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
M: Mình xin đọc bài thơ Chú bò tìm bạn
Chú bò tìm bạn
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình, ngỡ ai
Bò chào: – “Kìa anh bạn!
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoẻn miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi…
……..
- PV: Cảm ơn những chia sẻ của bạn!
Bài 7
Em hãy điền các từ, cụm từ phù hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Một con ngựa đau, cả tàu ………….
b) Thương …….. như thể thương ……….
c) Lá lành …………. lá rách.
d) Bầu ơi ………. lấy bí cùng.
Tuy rằng ……… giống nhưng ………… một giàn.
Lời giải chi tiết:
a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
b) Thương người như thể thương thân.
c) Lá lành đùm lá rách.
d) Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bài 8
Em đã biết chia sẻ vui buồn với các bạn trong tổ, trong lớp, trong trường chưa? Hãy kể một trường hơp cụ thể. Em cảm thấy như thế nào sau khi đã làm việc đó?
Lời giải chi tiết:
- Em đã từng chia sẻ vui buồn với bạn bè.
- Đó là khi em trả lời được câu hỏi về an toàn giao thông trong tiết sinh hoạt chung của trường và phần thưởng là một gói kẹo. Khi vao trong lớp em đã mở gói kẹo và chia cho các bạn cùng ăn với em.
- Niềm vui khi đó như được tăng lên nhiều lần.
Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ. |
LT
Kiến thức cần nhớ
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ
Bài 1
Đã hai ngày nay các bạn học sinh lớp 3B không thấy tin bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vượt qua khó khăn này?
Nếu em là bạn cùng lớp với Ân, em sẽ làm gì để an ủi, giúp đỡ bạn? Vì sao?
Lời giải chi tiết:
- Em sẽ cùng với các bạn đến thăm gia đình bạn Ân, động viên, an ủi bạn, giúp đỡ Ân bằng những việc làm phù hợp với khả năng ( như giúp bạn chép bài, giảng lại bài cho bạn nếu bạn nghỉ học, giúp bạn làm một số việc nhà…..) để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
Bài 2
Hãy ghi dấu + vào ô trống trước cách ứng xử em chọn trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:
Chúc mừng, chia vui với bạn. | |
Không quan tâm, vì đó là việc riêng của bạn. | |
Ghen tị với bạn. |
Tình huống 2 : Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:
Mặc bạn, không quan tâm. | |
Trêu trọc, chế giễu bạn. | |
An ủi, động việc, giúp đỡ bạn phù hợp với khả năng của mình. |
b) Em hãy cùng các bạn trong nhóm trong tổ đóng vai thể hiện cách ứng xử trong các tình huống trên.
Lời giải chi tiết:
a) Tình huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:
+ | Chúc mừng, chia vui với bạn. |
Không quan tâm, vì đó là việc riêng của bạn. | |
Ghen tị với bạn. |
Tình huống 2 : Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:
Mặc bạn, không quan tâm. | |
Trêu trọc, chế giễu bạn. | |
+ | An ủi, động việc, giúp đỡ bạn phù hợp với khả năng của mình. |
b) Đóng vai các tình huống:
- Tình huống 1: Cậu thật tuyệt vời, chúc mừng cậu đã làm được, bọn tớ tự hào về cậu.
- Tình huống 2: Tớ được biết gia đình cậu đang gặp khó khăn, do đó nếu cần mọi người giúp đỡ hay cứ nói. Tớ và tập thể lớp luôn bên cậu.
Bài 3
Em có tán thành ý kiến dưới đây không? Vì sao?
a) Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn thêm thân thiết, gắn bó.
b) Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai.
c) Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ.
d) Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người tốt.
đ) Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e) Phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.
Lời giải chi tiết:
a) Tán thành
Khi vui hay buồn nếu được chia sẻ thì sẽ làm niềm vui tăng lên, nỗi buồn giảm đi. Do đó tình bạn sẽ trở nên thân thiết, gắn bó.
b) Không tán thành.
Nếu chia sẻ thì niềm vui sẽ nhân lên, nỗi buồn sẽ bớt đi.
c) Tán thành.
Một người bạn biết lắng nghe sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được điều đó.
d) Không tán thành.
Đó có thể là một người bạn vô tư, lạc quan hoặc không khéo léo khi không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của người khác chứ không phải là một người bạn không tốt.
đ) Tán thành.
Dù là trẻ em hay bất kì ai đều có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
e) Tán thành.
Trẻ em có quyền được bình đẳng như nhau
Bài 4
Em hãy viết chữ Đ vào ô trống trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bè :
a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn. | |
b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. | |
c) Chúc mừng khi bạn nhạn được điểm 10. | |
d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém. | |
đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp. | |
e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn. | |
g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. | |
h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. |
Lời giải chi tiết:
Đ | a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn. |
Đ | b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. |
Đ | c) Chúc mừng khi bạn nhạn được điểm 10. |
Đ | d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém. |
Đ | đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp. |
S | e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn. |
Đ | g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. |
S | h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. |
Bài 5
Bài 5:
a) Em đã biết chia sẻ buồn vui với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
b) Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) Em đã biết chia sẻ buồn vui với bạn bè trong lớp, trong trường. Khi em thấy bạn không vui em ra nói chuyện cùng bạn, rủ bạn đi chơi cùng em.
b) Em đã được bạn bè chia sẻ vui buồn.
Khi em bị điểm kém bài kiểm tra em đã rất buồn và sợ bố mẹ mắng. Hoa đã ra động viên em, chỉ cho em những chỗ em làm sai và sửa lại. Hành động của bạn làm em cảm thấy rất vui và nhanh chóng quên đi nỗi buồn đó để cố gắng hơn trong học tập.
Đề kiểm tra học kì 1
Học kì 2
Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Toán lớp 3
Tiếng Việt 3 tập 1 - Chân trời sáng tạo