Câu 1
Câu 1 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao?
Phương pháp giải:
Phân biệt ý nghĩa của gật đầu, gật gù:
- Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng ngay để chào hỏi, để gọi hay tỏ ý ưng thuận.
- Gật gù: cúi nhẹ đầu rồi ngẩng nhiều lần nối tiếp nhau, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.
=> Theo ý nghĩa như trên, em chọn từ ngữ thích hợp hơn.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ thích hợp: gật gù
- Lí do: Gật gù là “gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng”; còn gật đầu là “động tác cúi đầu xuống rồi ngẩng lên, thường để chào hỏi hay thể hiện sự đồng ý”. Như vậy, gật gù là từ tượng hình, mang tính biểu cảm hơn từ gật đầu.
Câu 2
Câu 2 (trang 108 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong câu chuyện cười sau. (SGK tr. 158)
Phương pháp giải:
Theo nội dung truyện cười, em nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ.
Lời giải chi tiết:
Người vợ không hiểu ý nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Cách nói này có nghĩa cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn.
Câu 3
Câu 3 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa nào được hình thành theo phương thức hoán dụ.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu nghĩa của mỗi từ nói trên cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
Câu 4
Câu 4 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Vận dụng kiến thức từ vựng đã học để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Theo cách vận dụng kiến thức về trường từ vựng, em chỉ ra cái hay của từ ngữ trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cái hay trong cách dùng từ là ở việc dùng:
- Các từ thuộc trường nghĩa màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Các từ thuộc trường nghĩa về lửa nhưng đã chuyển nghĩa sang trường tình cảm: lửa, cháy, tro.
Câu 5
Câu 5 (trang 109 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào? Hãy tìm năm ví dụ về những từ ngữ sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm của chúng.
Phương pháp giải:
Có hai cách đặt cho các sự vật và hiện tượng nêu ở bài tập: dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới để gọi riêng các sự vật, hiện tượng đó.
Lời giải chi tiết:
- Cách đặt tên trong đoạn trích là dùng từ ngữ sẵn có nhưng mang nội dung mới dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên.
- 5 ví dụ khác:
+ cá kìm (cá ở biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm);
+ cá kim (cá ở biển có mỏ dài và nhọn như cái kim);
+ chim lợn (loài chim cú có tiếng kêu eng éc như lợn);
+ ong ruồi (ong mật nhỏ như ruồi);
+ cà tím (cà quả tròn, nửa trắng nửa tím hoặc màu tím).
Câu 6
Câu 6 (trang 110 VBT Ngữ văn 9, tập 1)
Truyện cười sau phê phán điều gì? (SGK tr. 159 - 160)
Phương pháp giải:
Phát hiện chi tiết gây cười của truyện để chỉ ra điều phê phán.
Lời giải chi tiết:
Nội dung phê phán của truyện: Một số người sính chữ gọi bác sĩ là Đốc tờ (doctor), nhưng anh chàng này còn dùng bố đốc tờ thì thật là siêu sính chữ. Qua đó phê phán những kẻ dốt chữ mà hay nói chữ.
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu
Unit 6: Viet Nam: then and now
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Sinh 9
CHƯƠNG 3. PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC