Câu 1
Đề 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Cây lúa Việt Nam
Phương pháp giải:
- Chọn một trong 4 đề bài tham khảo, tự viết trước ở nhà để luyện tập.
- Khi làm bài chính thức, em sẽ viết bài tự tin và thuần thục hơn.
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Nguồn gốc cây lúa: bắt nguồn từ Đông Nam Á, được giữ gìn và phát triển ra các khu vực trên thế giới.
- Đặc điểm của cây lúa:
+ Cây lúa sống ở dưới nước.
+ Thuộc loại cây một lá mầm.
+ Là loài cây tự thụ phấn.
- Cấu tạo:
+ Rễ: Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân. Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá (trừ lá thứ hai). Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác. Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm. Chức năng của thân: Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông. Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, đảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
- Phân loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp…
- Cách trồng và chăm sóc lúa:
+ Hạt lúa ủ thành cây mạ.
+ Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa.
+ Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông.
+ Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa.
- Ý nghĩa cây lúa:
+ Ý nghĩa sâu sắc trong nền Văn Minh Lúa Nước.
+ Là nguyên liệu làm ra các món ăn ngon.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề, bày tỏ cảm nghĩ về loài cây lương thực quan trọng này.
Câu 2
Đề 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em
Phương pháp giải:
- Chọn một trong 4 đề bài tham khảo, tự viết trước ở nhà để luyện tập.
- Khi làm bài chính thức, em sẽ viết bài tự tin và thuần thục hơn.
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề: thuyết minh về con trâu
2. Thân bài
* Nguồn gốc của con trâu
- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy.
- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa.
* Đặc điểm của trâu
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen.
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con.
* Lợi ích của trâu
- Trong đời sống vật chất thường ngày:
+ Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa.
+ Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân.
+ Trâu có thể lấy thịt.
+ Da của trâu có thể làm đồ mĩ nghệ,…
- Trong đời sống tinh thần:
+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.
+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của trẻ em: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu…
+ Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam: Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng; Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên; Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Câu 3
Đề 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
Phương pháp giải:
- Chọn một trong 4 đề bài tham khảo, tự viết trước ở nhà để luyện tập.
- Khi làm bài chính thức, em sẽ viết bài tự tin và thuần thục hơn.
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
– Giới thiệu nguồn gốc của danh lam thắng cảnh.
+ Vị trí của danh lam thắng cảnh (ở địa phương nào?)
+ Nguồn gốc từ đâu, từ bao giờ và được ai khám phá?
+ Danh lam thắng cảnh đó được mở mang và phát triển như thế nào?
+ Sự kiện hay nhân vật lịch sử gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết về danh lam thắng cảnh đó.
– Giới thiệu về kiến trúc:
+ Miêu tả về những nét đặc sắc nhất của thắng cảnh.
+ Phân tích những nét đặc sắc nhất
– Vai trò quan trọng của danh lam thắng cảnh đó với đời sống tinh thần của người dân địa phương.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
HỌC KÌ 2
Bài 4
Đề thi vào 10 môn Văn Cần Thơ