Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Từ thân phận bị đoạ đày khốn cùng, Thuý Kiều đã trở thành vị quan toà cầm cán cân công lí. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong đoạn trích “Thuý Kiều báo ân báo oán” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Trước khi gặp Từ Hải. Kiều đau xót với thân phận gái lầu xanh “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Nàng từng bị bao kẻ giày vò, lừa gạt, đánh đập: Bạc Bà, Bạc Hạnh, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Ưng Khuyển,... Nhưng sau khi đến với Từ Hải, nàng có được danh phận xứng đáng với tài đức của mình và “báo ân báo oán” trở thành vị quan toà cầm cán công lí. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đây đối diện với những ân nhân và cừu nhân của mình , nàng dường như đã hoá ra một con người khác. Với Thúc Sinh, người đã nặng lòng với Thuý Kiều mà giấu cha mẹ, giấu vợ lén cứu nàng khỏi lầu xanh, Thuý Kiều đã trả ơn xứng đáng. Khi chàng Thúc được "gườm mời đến" "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run" thì Thuý Kiều chân tình hỏi han “Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không”. Để rồi sau đó nàng “báo ân” cho xứng với những nghĩa tình của chàng ngày trước:
“Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là...".
Với Hoạn Thư, vợ Thúc Sinh, người đàn bà “quỷ quái ranh ma” đã lặng lẽ cho người đến bắt nàng về, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hê sung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. Thuý Kiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thư đáng chết một trăm lần. Đối diện với người đàn bà ấy, Thuý Kiều dùng giọng điệu châm biếm để "rứt da rứt thịt" mụ theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mẩy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!”.
Cùng với đó, nàng cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời: "Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Nhưng sau khi nghe Hoạn Thư bào chữa một cách ranh ma nhưng cũng có tình có lí:
“Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..."”.
Kiều đã rộng lòng mà tha bổng cho con người này.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9
CHƯƠNG III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước
Mĩ thuật
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Văn 9