III - Hiện tượng kinh nguyệt
Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmôn từ buồng trứng tiết ra có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bị bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhày, đó là hiện tượng kinh nguyệt (còn gọi là hành kinh) xảy ra theo chu kì (hàng tháng, từ 28 - 32 ngày) (hình 62-3). Đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ trứng không được thụ tinh và cũng là một hiện tượng sinh lí bình thường, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở người con gái, tuổi đã có khả năng sinh con.
Nếu trứng được thụ tinh thì những hiện tượng trên không xảy ra cho nên trong quan hệ tình dục, thấy chậm kinh hoặc tắt kinh thì phải nghĩ ngay là có thể đã có thai và nên đi xét nghiệm hoặc thử bằng các phương tiện chuyên dùng để sớm có quyết định phù hợp.
Hình 62-3. Chu kì kinh nguyệt
Mối quan hệ giữa chu kì rụng trứng (1) và chu kì kinh nguyệt (2) dưới tác dụng của hoocmôn buồng trứng (3) do hoocmôn tuyến yên chi phối (4)
Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Bài 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
Unit 3. The environment
Unit 6: Life Styles