Đề bài
Hãy thực hiện các thí nghiệm và kết luận.
Dụng cụ: nguồn điện, biến trở, công tắc, ống dây dẫn, ampe kế, lõi sắt non, lõi thép, kẹp giấy.
Lắp mạch điện như hình H16.3.
Thí nghiệm 1: Đóng công tắc K, ống dây trở thành một nam châm và đầu ống dây hút được các kẹp giấy.
Quan sát khả năng hút các kẹp giấy của ống dây trong các trường hợp sau:
- Ống dây không có lõi (hình H16.4a)
- Ống dây có lõi sắt non hoặc lõi thép (hình H16.4b, c).
Nêu nhận xét: Lõi sắt non hoặc lõi thép có bị nhiễm từ và làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua hay không?
Thí nghiệm 2: Thực hiện thí nghiệm như trên với ống dây có lõi sắt non hoặc lõi thép. Sau đó ngắt công tắc K. Lõi sắt non và lõi thép có còn hút các kẹp giấy hay không? (Hình H16.5a, b).
Hãy nêu nhận xét: Sau khi bị nhiễm từ, lõi sắt non và lõi thép còn giữ được từ tính hay không?
Lời giải chi tiết
Nhận xét:
- Lõi thép và sắt non đều bị nhiễm từ và tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
- Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt không giữ được từ tính còn thép vẫn giữ được từ tính khá lâu.
Đề thi vào 10 môn Toán Cần Thơ
Đề thi vào 10 môn Văn Hậu Giang
Đề thi, đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 9
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 2
Đề thi vào 10 môn Toán Lào Cai