Đề bài
Hãy quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi, nhận xét và nêu kết luận.
Dùng dây nối vật nặng A và vật nặng B như các hình H16.4
Vật A nằm yên trên mặt đất như hình H16.4a. Vật A có tác dụng lực đẩy lên dây, kéo vật B chuyển động và sinh công hay không ?
Lời giải chi tiết
- Khi vật A nằm yên trên mặt đất vật A không tác dụng lực lên dây và không sinh công để kéo vật B.
- Khi vật A ở cao hơn mặt đất thì nó tác dụng lực lên dây và kéo vật B chuyển động, vật A sinh công làm vật B chuyển động.
Vậy khi một vật ở vị trí cao hơn mặt đất, vật có khả năng thực hiện công, ta nó vật có năng lượng.
Dạng năng lượng mà một vật có được khi vật ở cao hơn mặt đất gọi là thế năng trọng trường.
Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng trọng trường của vật bằng O.
Người ta đã tìm hiểu và biết được các đặc điểm của thế năng trọng trường.
+ Vật ở vị trí càng cao thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn và thế năng trọng trường của vật càng lớn.
+ Vật có khối lượng càng lớn thì công mà vật có thể thực hiện được càng lớn, nghĩa là có thế năng trọng trường của vật càng lớn.
+ Ta có thể lấy một vị trí khác với mặt đất để làm mốc tính độ cao. Vậy thế năng trọng trường phụ thuộc vào mốc được chọn để tính độ cao.
+ Ta có thể nêu kết luận như sau về thế năng trọng trường.
Năng lượng của vật có được khi vật ở một độ cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc) gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
Chủ đề 2. Khám phá bản thân
Bài 32
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Unit 4: How Do Sloths Move?
Chủ đề 9. Định hướng nghề nghiệp