Đề bài
Hãy quan sát thí nghiệm và nhận xét.
Vật dụng: Một vật nặng A treo ở đầu lực kế, một bình tràn B chứa đầy nước, một cốc C ban đầu rỗng, cân để đo trọng lượng cốc C ( có thể dung cân Rocberval, cân đồng hồ hoặc lực kế…).
- Ban đầu vật nặng A ở ngoài không khí (hình H10.4a).
Số chỉ của lực kế là: \({F_1} = {P_A}\)
Trọng lượng của cốc C là: \({P_1} = {P_C}\)
Nhúng chìm vật nặng A vào bình B. Phần nước trong bình bị vật chiếm chỗ nhảy từ bình vào cốc C (HÌnh H10.4b). Khi này:
Số chỉ của lực kế là: \({F_2} = .....\)
Hãy giải thích vì sao chỉ số \({F_2}\) của lực kế lại nhỏ hơn \({F_1}\)
- Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật A là \({F_A} = .....\)
Trọng lượng của cốc C là: \({P_2} = .....\)
Hãy giải thích vì sao trọng lượng của \({P_2}\) của cốc lại lớn hơn \({P_1}\)
Trọng lượng phần nước trong bình tràn bị vật A chiếm chỗ là : P = …..
Kết quả thí nghiệm : \({F_A}.....P\)
Lời giải chi tiết
- Chỉ số \({F_2}\) của lực kế lại nhỏ hơn \({F_1}\) vì khi vật A ngập trong nước chịu tác dụng của lực đẩy acsimet của nước có phương thẳng đứng hướng lên.
Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật A là \({F_A} = {F_1} - {F_2}\)
Trọng lượng của cốc C là: \({P_2} = d.V + {P_C}\)
- Trọng lượng \({P_2}\) của cốc lại lớn hơn \({P_1}\) vì trong cốc lúc này có chứa thêm nước do bình B tràn sang. Trọng lượng phần nước trong bình tràn bị vật A chiếm chỗ là P = d.V
Kết quả thí nghiệm \({F_A} = P\)
Bài 4: Giữ chữ tín
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu hỏi tự luyện Sử 8