Đề bài
Vận dụng: hãy giải thích hiện tượng và trả lời các câu hỏi sau.
- Tại HĐ2 ở chủ đề 21, ta đã biết khi đun nóng miệng ống chứa nước đến lúc nước sôi, cục sáp ở đáy ống vẫn không nóng chảy. Tuy nhiên, nếu đặt cục sáp ở trong nước tại miệng ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm (hình H22.4) thì chỉ trong một thời gian ngắn, cục sáp bị nóng chảy. Hãy giải thích vì sao. Trong hiện tượng này, nước đã truyền nhiệt bằng cách nào ?
- Vì sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí, ta phải đun từ phía dưới ?
- Trong chân không và trong chất rắn, có xảy ra sự đối lưu hay không, vì sao ?
Lời giải chi tiết
- Khi nước được đun sôi thì khối lượng riêng của nước giảm, nên nước nổi trên mặt nước lạnh chìm xuống dưới nên cục sáp ở đáy vẫn không nóng chảy. Khi để cục sáp ở miệng ống và đun ở dưới đáy thì nước vẫn nóng nổi lên trên làm cục sáp nóng chảy ra.
- Muốn đun nóng chất lỏng và chất khí, ta phải đun từ phía dưới vì khi chất lỏng và chất khí được đun nóng thì sẽ nổi lên phía trên còn phần chất lỏng sẽ chìm xuống phía dưới và tiếp tục lại được đun đến khi sôi.
- Chân không và trong chất rắn không xảy ra sự đối lưu vì chân không là chất dẫn nhiệt kém và là môi trường không có vật chất nên không có sự đối lưu. Còn các phần tử rắn hầu như đứng yên tại một vị trí nên cũng không có sự đối lưu.
Bài 8. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á
Chủ đề 3. Nhớ ơn thầy cô
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài 20
Unit 12: Life on other planets