Đề bài
Hãy tìm hiểu, tính toán và kết luận và trả lời câu hỏi vận dụng.
Người ta mắc lại mạch điện theo sơ đồ như hình H5.3. Lần lượt thay đổi các dây dẫn có cùng độ dài, tiết diện nhưng khác vật liệu (hình minh họa H5.6) rồi đo điện trở của các dây dẫn này.
Hình H5.6 : Dây dẫn có thể được chế tạo bởi nhiều loại vật liệu khác nhau
Trong một lần thí nghiệm, người ta ghi nhận được số liệu từ thí nghiệm như bảng 3 sau đây.
Bảng 3.
Lần do | Hiệu điện thế | Cường độ dòng điện | Điện trở dây dẫn |
1. Dây dẫn bằng đồng | U1 = 12,6V | I1 = 2,1A | R1 = ……. |
2. Dây dẫn bằng kẽm | U2 = 12,6V | I2 = 0,6A | R2 = ……. |
3. Dây dẫn bằng sắt | U3 = 12,6V | I3 = 0,3A | R3 = ……. |
Hãy tính điện trở dây dẫn trong mỗi lần đo và điền kết quả vào bảng 3, từ đó cho biết điện trở của dây dẫn có phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn hay không?
Bảng 4 sau cho biết điện trở suất ở nhiệt độ 200C của một số vật liệu.
Bảng 4
Vận dụng:
Căn cứ vào yếu tố giá rẻ và dẫn điện tốt, em hãy giải thích vì sao người ta không dùng vàng bạc, sắt làm vật liệu để chế tạo các dây dẫn điện trong đời sống.
Lời giải chi tiết
Tính các giá trị điện trở của dây dẫn:
\(\eqalign{ & {R_1} = {{{U_1}} \over {{I_1}}} = 6\Omega \cr & {R_2} = {{{U_2}} \over {{I_2}}} = 21\Omega \cr & {R_3} = {{{U_3}} \over {{I_3}}} = 42\Omega \cr} \)
Nhận xét: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn đó.
Vận dụng:
Người ta không dùng vàng bạc làm dây dẫn điện vì giá thành cao.
Người ta không dùng sắt làm dây dẫn điện vì sắt có điện trở lớn, dẫn điện không tốt.
Đề thi vào 10 môn Văn Khánh Hòa
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Tháp
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 9
Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng
Unit 2: City life