Đề bài
Hãy tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính nhân loại.
Từ ngữ hiệu ứng nhà kính nhân loại để chỉ sự gia tăng hiệu ứng nhà kính khí quyển do chính con người tạo ra.
Trong hơn một trăm năm qua, sự phát triển ngày càng nhanh chóng của nền công nghiệp thế giới khiến con người tiêu thụ ngày càng nhiều các nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, than đá,…). Các nhiên liệu này khi bị đốt cháy sẽ tạo ra một lượng lớn khí \(C{O_2}\) đi vào khí quyển (hình H32.7). Lượng khí \(C{O_2}\) tạo ra từ việc tiêu thu nhiên liệu than đá, dầu mỏ, khó đốt…của thế giới trong năm 2014 là 37 tỉ tấn và vẫn tiếp tục tăng trong những năm sau đó. Việc chặt phá rừng ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng làm mất đi nguồn hấp thụ khí \(C{O_2}\) và không thể ngăn chặn được sự gia tăng của khí \(C{O_2}\) trong khí quyển.
Người ta tính được trong khoảng một trăm năm qua, sự cân bằng của hiệu ứng nahf kính khí quyển được duy trì trong nhiều ngàn năm đã bắt đầu bị chính con người phá vỡ. Lượng khí \(C{O_2}\) trong khí quyển đã tăng thêm vài chục phần trăm và nhiệt độ trái đất bắt đầu tăng lên. Nếu không được ngăn chặn, nhiệt độ trái đất trong thế kỉ này sẽ tăng thêm vài độ và biến đổi khí hậu toàn cầu đang bắt đầu diễn biến ra sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
Em hãy kể một số hoạt động của loài người đã tạo ra nhiều khí \(C{O_2}\) thải vào trong khí quyển.
Lời giải chi tiết
Một số hoạt động của con người tạo ra nhiều khí \(C{O_2}\) trong khí quyển:
- Khí thải ở các nhà máy nhiệt điện.
- Khí thải ở động cơ ô tô, xe máy và các phương tiện vận tải khác như tàu thủy, tàu hỏa,…
- Cháy rừng,…
PHẦN II: ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
PHẦN 1. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 – Hóa học 9
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên