PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

Tóm tắt mục II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

II. Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản

- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài.

- Biểu hiện: So với năm 1929, kinh tế Nhật Bản năm 1931 có sự giảm sút:

+ Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%

+ Nông nghiệp giảm 1,7 %

+ Ngoại thương giảm 80%

+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng

- Xã hội:

+ Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

a) Nguyên nhân, lý do lựa chọn con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Có ít thị trường, thuộc địa => khó có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên các nước thuộc địa.

- Thiếu vốn, nguyên - nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.

- Có truyền thống quân phiệt, hiếu chiến.

b) Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

- Kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

- Diễn ra thông qua các cuộc đấu tranh, thanh trừng, đảo chính quân sự đẫm máu giữa các tập đoàn quân phiệt (ví dụ: nhóm “sĩ quan trẻ”, phái “tướng lĩnh già”,...).

- Quá trình quân phiệt hóa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược bành trường thuộc địa.

+ Tháng 9/1931, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc của Trung Quốc, biến vùng đất này thành thuộc địa.

+ Năm 1933, dựng lên “Mãn Châu quốc”, do Phổ Nghi đứng đầu.

=> Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

Nhật Bản chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

- Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.

Lãnh đạo: Đảng Cộng sản

Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân để tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.

Ý nghĩa: làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.

ND chính

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản.

- Nguyên nhân và đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản.

- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản.

Sơ đồ tư duy Khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved