Đề bài
- Làm thí nghiệm như hình 10.
- Khi khối lượng quả cân thay đổi, nhận thấy biên độ co cơ ngón tay cũng thay đổi.
- Hãy tính công co cơ (g/cm) và điền vào ô trống bảng 10.
Bảng 10. Kết quả thực nghiệm về biên độ co cơ ngón tay
Khối lượng quả cân (g) | 100 | 200 | 300 | 400 | 500 |
Biên độ cơ co ngón tay (cm) | 7 | 6 | 3 | 1,5 | 0 |
Công cơ co ngón tay |
- Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?
- Khi chạy một đoạn đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?
Lời giải chi tiết
Tính công co cơ tay và điển vào bảng 10 dựa theo công thức tính công là: A = Fs (đơn vị tính lực F là niutơn, độ dài s là mét và công A là jun; 1J = 1 N.m)
Lực (N) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Biên độ cơ co ngón tay (m) | 0,07 | 0,06 | 0,03 | 0,015 | 0 |
Công cơ co ngón tay (J) | 0,07 | 0,12 | 0,09 | 0,06 | 0 |
- Qua kết quả trên ta thấy khối lượng phù hợp thì công cơ sản sinh ra lớn.
- Khi ngón trỏ kéo và thả quả cân nhiều lần , biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài bị thay đổi.
- Khi chạy một đoạn đường dài thì tốc độ về sau càng giảm, em có cảm giác mệt mỏi vì cơ thể không cung cấp đủ oxi làm tích tụ axit lactic trong cơ làm mỏi cơ.
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể gọi là sự mỏi cơ.
Chương 1: Phản ứng hóa học
Phần 3: Vật sống
Chủ đề 1. Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 11
Chương 4: Tác dụng làm quay của lực