Mục 1
1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
* Bối cảnh:
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế tài chính của nhiều nước trên thế giới.
- Trong bối cảnh đó, Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
- Đến cuối những năm 70 - đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.
* Sự khủng hoảng:
- Kinh tế: Công nghiệp trì trệ, nông nghiệp sa sút. Hàng hoá, lương thực, thực phẩm khan hiếm.
- Chính trị - xã hội: Những vi phạm về pháp chế, thiếu dân chủ, các tệ nạn quan liêu, tham nhũng ngày càng trầm trọng.
=> Đất nước lâm vào khùng hoảng toàn diện.
=> Goóc-ba-chốp đề ra đường lối cải cách năm 1985.
M.Gooc-ba-chop
* Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:
+ Về chính trị: Thực hiện chế độ tổng thống, đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng.
+ Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường nhưng trong thực tế chưa thực hiện được.
- Thực chất:
+ Từ bỏ, phá vỡ chủ nghĩa xã hội.
+ Làm cho nền kinh tế thêm suy sụp, kéo theo sự rối loạn về chính trị và xã hội.
- Cuộc đảo chính ngày 19 - 8 - 1991 thất bại, đưa lại hậu quả nghiêm trọng cho Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- 11 nước cộng hoà tách khỏi Liên bang, Liên bang Xô viết tan rã.
- Ngày 25-12-1991, Tổng thống Goóc-ba-chổp từ chức, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
Mục 2
2. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Từ đầu những năm 80 cùa thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu và lên đến đỉnh cao vào năm 1988.
- Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.
- Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.
- Kết quả: Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989 chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết Đông Âu.
Bức tường Béc-lin bị phá bỏ, nước Đức tái thống nhất
Video tư liệu
Video tư liệu về sự sụp đổ của bức tường Berlin
Mục 3
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- Một là, đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống của nhân dân không được cải thiện. Thiếu dân chủ và công bằng làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.
- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Mở rộng
4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm (nhận xét).
- Đây là sự sụp đổ của một mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của CNXH. Vì vậy cần phải xây dựng mô hình CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với điều kiện khách quan, hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
- Phải luân nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời cảnh giác với sự phá hoại từ bên ngoài.
- Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và đổi mới, nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người.
ND chính
Bài 10. Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
CHƯƠNG III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12
SOẠN VĂN 12 TẬP 1