Đề bài
Địa phương em đã sử dụng biện pháp nào để phòng trừ động vật gây hại.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết
Các biện pháp phòng trừ động vật gây hại ở địa phương: Học sinh quan sát ở địa phương mình và trả lời câu hỏi
Ví dụ: Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng gây hại lúa:
- Làm đất kỹ, tập trung, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm, trũng nước.
- Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn những nơi lấy nước để ngăn chặn sự di chuyển của ốc bươu vàng, đồng thời dễ dàng thu bắt.
- Sau khi bừa lần cuối, để lắng bùn 1-2 ngày trước khi cấy, bắt ốc và ổ trứng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
- Những ao, hồ đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen bởi ốc con là thức ăn ưa thích của chúng.
- Sử dụng các loại lá cây mà ốc bươu vàng ưa thích như lá chuối, lá đu đủ, xơ mít, để tập trung ốc bươu vàng, giúp dễ bắt và diệt.
- Cắm cọc nhử ốc bươu vàng đẻ trứng và tiến hành thu gom ổ trứng thường xuyên tại các cọc cắm, trên bờ cỏ và trên thân cây lúa, nhằm hạn chế lượng ốc nở ra gây hại lúa.
- Thả vịt vào ruộng để bắt ốc.
BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6
CHƯƠNG IV: HỖN HỢP - TÁCH CHẤT KHỎI HỖN HỢP
Đề kiểm tra 15 phút
Unit 8: Talking to the world
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6