Mối quan hệ giữa gen và ARN
I. ARN (AXIT RIBONUCLEIC)
- ARN là đại phân tử hữu cơ nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P, theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là ribônuclêôtit:
+ 1 phân tử đường C5H10O5
+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4)
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Tùy theo chức năng mà chia thành 3 loại khác nhau
+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin cần tổng hợp.
+ ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
+ ARN ribôxôm (rARN): thành phần cấu tạo nên ribôxôm – là nơi tổng hợp nên prôtêin
II. TỔNG HỢP ARN
- Diễn ra trong nhân, tại các NST thuộc kì trung gian ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.
- Tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là ADN dưới tác động của enzim
- Diễn biến:
+ Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch.
+ Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit trên mạch gốc của ADN thành từng cặp nuclêôtit để hình thành mạch ARN
+ Kết thúc quá trình ARN rời khỏi gen, đi ra tế bào chất để thực hiện quá trình tổng hợp prôtêin.
+ Phân tử ARN được tổng hợp có tên là mARN vì: được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin cấu trúc một loại prôtêin.
+ Quá trình tổng hợp tARN và rARN cũng theo nguyên tắc tương tự.
- Quá trình tổng hợp ARN dựa trên một mạch đơn của gen.
- Sự liên kết giữa các nuclêôtit tuân theo nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G (Khác với nhân đôi ADN là A – T)
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
+ Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.
+ Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền.
Bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Bài 4
CHƯƠNG I. CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA
Đề thi vào 10 môn Toán Tây Ninh
Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)