A. AXIT PHOTPHORIC
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Axit photphoric là chất tinh thể, trong suốt, không màu, rất háo nước, tan tốt trong nước.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính oxi hóa - khử
Axit photphoric khó bị khử (do P ở mức oxi hóa +5 bền hơn so với N trong axit nitric), không có tính oxi hóa.
2. Tính axit
– Axit H3PO4 là axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch điện li yếu theo ba nấc (chủ yếu phân li theo nấc 1, nấc 2 kém hơn và nấc 3 rất yếu).
- Dung dịch H3PO4 có những tính chất chung của axit như làm đổi màu quỳ tím thành đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại có tính khử mạnh hơn H,…
- Khi tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ, tùy theo lượng chất tác dụng mà axit photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối.
VD:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H3PO4 + CuO → Cu3(PO4)2 + H2O
H3PO4 + Fe → Fe3(PO4)2 + H2
IV. ĐIỀU CHẾ
1. Trong phòng thí nghiệm
Axit photphoric được điều chế bằng cách dùng HNO3 đặc oxi hóa photpho:
P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O
2. Trong công nghiệp
- Điều chế từ quặng photphorit hoặc quặng apatit và axit H2SO4:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc) → 3CaSO4 + 2H3SO4
- Để điều chế H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước.
4P + 5O2 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
V. ỨNG DỤNG
Một lượng lớn axit photphoric sản xuất ra được dùng để điều chế các muối photphat và để sản xuẩt phân lân.
B. MUỐI PHOTPHAT
- Axit photphoric tạo ra ba loại muối: muối photphat trung hòa và hai muối photphat axit.
I. TÍNH CHẤT
- Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
- Các muối hiđrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối natri, kali, amoni là dễ tan, còn muối của các kim loại khác đều không tan hoặc ít tan trong nước.
- Các muối photphat tan bị thủy phân cho môi trường kiềm: PO43- + H2O ⇔ HPO42- + OH-
II. NHẬN BIẾT ION PHOTPHAT
Nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat là bạc nitrat.
3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ (màu vàng)
Sơ đồ tư duy: Axit photphoric và muối photphat.
Phần 1. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Chủ đề 5. Xây dựng cộng đồng văn minh
Chủ đề 3: Phối hợp động tác giả dẫn bóng và ném rổ
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 2
Chương 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11