1. Khái niệm
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất.
Ở cấp độ cụ thể, thị trường có thể quan sát được như chợ, cửa hàng, phòng giao dịch và nhiều hình thức tổ chức giao dịch, mua bán khác. Ở cấp độ trừu tượng hơn, thị trường được nhận diện qua các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán như cung - cầu, quan hệ hàng - tiền, quan hệ cạnh tranh, quan hệ trong - ngoài nước. Đây cũng là các yếu tố của thị trường.
2. Các loại thị trường
- Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường các loại hàng hóa và dịch vụ như: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,...
- Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch, có thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ,...
- Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch, có thị trường trong nước và thị trường quốc tế,...
3. Chức năng của thị trường
Thị trường có 3 chức năng chủ yếu:
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hóa,...
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.
SBT TOÁN TẬP 1 - CÁNH DIỀU
Bài 10. Đội ngũ tiểu đội
Unit 6. Gender Equality
Toán 10 tập 2 - Cánh diều
Chương 1. Lịch sử và sử học, vai trò của sử học