1. Thành phần hóa học định tính của nước: gồm hiđro và oxi
Thành phần định lượng: 1 phần H và 8 phần O
2. Nước tác dụng với:
- Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca…) tạo thành bazơ tan và khí hiđro;
- Tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ tan như NaOH, KOH, Ca(OH)2;
- Tác dụng với một số oxit phi kim tạo ra axit như H2SO4, H2SO3
3. Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
Công thức hóa học của axit gồm H và gốc axit.
4. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)
Công thức hóa học của bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại và một số nhóm OH.
Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + hiđroxit
5. Phân tử muối gồm có nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit.
Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị )+ tên gốc axit.
Bài 17
Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 1
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1