I. Lý thuyết cần nhớ:
1. Độ tan của một chất trong nước là gì?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan?
a) Độ tan của một chất trong nước (kí hiệu S) là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định
Thí dụ:
b) Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước là nhiệt độ (đối với độ tan của chất khí trong nước còn phụ thuộc vào áp suất)
Thí dụ:
2. Nồng độ dung dịch cho biết những gì?
a) Nồng độ phần trăm của dung dịch (kí hiệu là C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
Thí dụ: Dung dịch đường 20% cho biết trong 100g dung dịch có hòa tan 20 gam đường.
b) Nồng độ mol của dung dịch (kí hiệu là CM) cho ta biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:
Thí dụ: Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4
3. Cách pha chế dung dịch như thế nào?
Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng đã xác đinh
Thí dụ: Pha chế 200 gam dung dịch NaCl 20%
Bước 1: mNaCl= (200. 20):100= 40 gam
mH2O= mdd – mct = 200- 40 = 160 gam
Bước 2: Cách pha chế
- Cân 40 gam NaCl khan cho vào cốc
- Cân 160 gam H2O (hoặc đong 160 ml nước) cho dần dần vào cốc và khuấy cho đến khi tan hết, ta được 200 gam dung dịch NaCl 20%
Chủ đề 4. Sống hòa hợp trong gia đình
Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Bài 27
Chủ đề II. Một số hợp chất thông dụng