1. Cấu tạo
- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO
- Fuctozơ ở dạng mạch hở có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:
CH2OH[CHOH3]COCH2OH \(\xrightarrow{{bazo}}\) CH2OH[CHOH]4CHO
- Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.
- Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
- Xenlulozơ: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n
2. Tính chất hóa học
- Glucozơ có phản ứng của chức CHO:
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
- Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:
+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
+Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:
[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) \(\overset{H_{2}SO_{4},t^{o}}{\rightarrow }\) [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
- Glucozơ có phản ứng lên men rượu.
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 8 – Hóa học 12
Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 28. Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
PHẦN SÁU. TIẾN HÓA
Chương 6. Lượng tử ánh sáng