I. Các dân tộc Việt Nam
- Việt Nam có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số (khoảng 86% dân số cả nước).
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…
- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Việt (Kinh)
Phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Vùng thấp (tả ngạn sông Hồng): Tày, Nùng.
+ Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả: Thái, Mường.
+ 700 - 1000m: Dao.
+ Trên núi cao: Mông.
- Trường Sơn - Tây Nguyên:
+ Kon Tum và Gia Lai: Ê đê, Đắk Lắk, Gia rai.
+ Lâm Đồng: Cơ ho,…
- Duyên hải cực Nam Trung bộ và Nam Bộ:
+ Người Chăm, Khơ me sống đan xen với người Việt.
+ Người Hoa sống chủ yếu ở các đô thị chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
Sơ đồ tư duy cộng đồng các dân tộc Việt Nam
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Nghị luận văn học
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Ngãi