Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp
Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Bài 13. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên
Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 14. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 12. Ước chung. Ước chung lớn nhất
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 9. Ước và bội
Bài tập cuối chương 1
Bài 4. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 11. Hoạt động thực hành và trải nghiệm
I. Dấu hiệu chia hết cho 2
Dấu hiệu: Các số có chữ số tận cùng là số chẵn \(\left( {0,{\rm{ }}2,{\rm{ }}4,{\rm{ }}6,{\rm{ }}8} \right)\) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
Ví dụ:
a) Số 15552 chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 2.
b) Số 955 không chia hết cho 2 vì có chữ số tận cùng là 5 và 5 không là số chẵn.
Dấu hiệu: Các số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5\) thì chia hết cho \(5\) và chỉ những số đó mới chia hết cho \(5\).
Ví dụ: Xét số \(a = \overline {3*} \). Thay * bởi số nào thì \(a\) chia hết cho \(5\), bởi số nào thì \(a\) không chia hết cho \(5\)?
Chữ số tận cùng của \(a\) là \(*\) nên để \(a\) chia hết cho \(5\) thì \(*\) phải là \(0\) hoặc \(5\).
Để \(a\) không chia hết cho \(5\) thì \(*\) phải khác \(0\) hoặc \(5\), tức là các số 1,2,3,4,6,7,8,9.
Vậy thay \(*\) bằng \(0\) hoặc \(5\) thì \(a \vdots 5\), thay \(*\) bằng 1,2,3,4,6,7,8,9 thì \(a\not \vdots 5\)
Lưu ý: Nếu \(a\) có chữ số tận cùng là 0 thì \(a \vdots 2\), đồng thời \(a \vdots 5\)
CÁC DẠNG TOÁN VỀ DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5.
Phương pháp
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 2.
Sử dụng tính chất chia hết của tổng, của hiệu.
Ví dụ:
a) Các số 104, 12456, 1558 có chữ số tận cùng là số chẵn nên chia hết cho 2.
b) Các số 12345, 1234567 có chữ số tận cùng là số lẻ (5, 7) nên không chia hết cho 2.
Phương pháp
Các số chia hết cho $2$ phải có chữ số tận cùng là $0$ hoặc $2$ hoặc $4$ hoặc $6$ hoặc $8$.
Ví dụ:
Từ $3$ số $2, 3, 7$. Hãy ghép thành các số có $3$ chữ số khác nhau và chia hết cho $2$.
Giải:
Số được ghép thành chia hết cho $2$ nên phải có chữ số hàng đơn vị là $2$.
Hai chữ số hàng chục có thể là $3$ hoặc $7$.
Nếu chữ số hàng chục là $3$ thì chữ số hàng trăm là $7$. Ta được số cần tìm là $732$.
Nếu chữ số hàng chục là $7$ thì chữ số hàng trăm là $3$. Ta được số cần tìm là $372$.
Vậy có $2$ số có thể ghép thành là $372$ và $732$.
Phương pháp
Số dư trong phép chia cho 2 chỉ có thể là 0 hoặc 1.
Ví dụ:
Cho số \(N = \overline {5a} \). Tìm các số tự nhiên $N$ sao cho $N$ chia cho $2$ dư $1$.
Giải:
Ta có: \(a \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,.......;\,\,9} \right\}\)
Mà $N$ chia cho $2$ dư $1$ nên $a$ chỉ có thể là $1;3;5;7;9$.
=> $N$ có thể là $51;53;55;57;59$
Phương pháp
Sử dụng dấu hiệu chia hết cho 5.
Sử dụng tính chất chia hết của tổng, của hiệu.
Ví dụ:
a) Số 12345 có chữ số tận cùng là 5 nên chia hết cho 5
b) Số 1254360 có chữ số tận cùng là 0 nên chia hết cho 5
c) Các số 5459, 34544,1498 không có chữ số tận cùng là 0 cùng không có chữ số tận cùng là 5 nên không chia hết cho 5.
Phương pháp
Các số chia hết cho $5$ phải có chữ số tận cùng là $0$ hoặc $5$.
Ví dụ:
Với $3$ số $2, 3, 5$, hãy lập các chữ số có $3$ chữ số khác nhau chia hết cho $5$.
Giải:
Số cần tìm chia hết cho 5 nên có chữ số hàng đơn vị là 5.
Chữ số hàng chục có thể là 2 hoặc 3.
Nếu chữ số hàng chục là 2 thì chữ số hàng trăm là 3. Ta được số cần tìm là 325.
Nếu chữ số hàng chục là 3 thì chữ số hàng trăm là 2. Ta được số cần tìm là 235.
Vậy có 2 số thỏa mãn bài toán là 235 và 325.
Phương pháp giải
- Số dư trong phép chia cho 5 chỉ có thể là 0, hoặc 1,hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4.
- Mọi số tự nhiên $n$ luôn có thể được viết một trong 5 dạng sau:
+) Dạng 1: $n=5k$ (số chia hết cho 5);
+) Dạng 2: $n=5k+1$ (số chia cho 5 dư 1);
+) Dạng 3: $n=5k+2$ (số chia cho 5 dư 2);
+) Dạng 3: $n=5k+3$ (số chia cho 5 dư 3);
+) Dạng 3: $n=5k+4$ (số chia cho 5 dư 4).
Với $k\in \mathbb{Z}$.
Ví dụ:
Cho số \(N = \overline {5a} \). Tìm các số tự nhiên $N$ sao cho $N$ chia cho $5$ dư $1$.
Giải:
Vì $N$ chia cho $5$ dư $1$ mà \(a \in \left\{ {0;\,\,1;\,\,2;\,\,.......;\,\,9} \right\}\) nên $a$ chỉ có thể là $1$ hoặc $6$.
=> $N$ có thể là $51;56$.
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Bài 1: Tôi và các bạn
BÀI 5
Đề thi học kì 1
Đề kiểm tra 15 phút
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Cánh diều Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6