Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)
III. Thể đa bội
a. Khái niệm
Một số hình ảnh về thể đa bội
- Nhận xét: số lượng bộ NST càng tăng lên (1 số nguyên lần) → kích thước tế bào, cơ quan càng lớn.
- Thể đa bội là: cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
- Thể đa bội gặp phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động vật.
- Vai trò: sự tăng gấp bội số lượng NST trong tế bào → hàm lượng ADN tăng → tăng cường trao đổi chất, tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.
- Ứng dụng:
+ Tạo quả không hạt.
+ Sử dụng đặc điểm tăng kích thước cơ quan, bộ phận → tăng năng suất những cây trồng cần sử dụng đến các bộ phận như (quả, lá, …).
Tăng kích thước quả
Chuối không hạt
- Nguyên nhân bên ngoài: tác nhân vật lí (tia phóng xạ, thay đổi nhiệt độ đột ngột, …) hoặc tác nhân hóa học (consixin, …).
- Nguyên nhân bên trong: do sự rối loạn trong quá trình phân bào của tất cả các cặp NST tương đồng không phân li trong quá trình phân bào.
- Hình a:
+ Quá trình giảm phân diễn ra bình thường tạo giao tử n = 3.
+ Thụ tinh kết hợp 2 giao tử (n = 3) tạo hợp tử lưỡng bội 2n = 6.
+ Hợp tử nguyên phân → các cặp NST nhân đôi ở kì trung gian → hợp tử 4n → tất cả các cặp NST không phân li trong quá trình nguyên phân → giao tử 4n # giao tử bình thường (2n).
- Hình b:
+ Quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: tất cả các cặp NST không phân li trong quá trình giảm phân → giao tử (2n) # giao tử bình thường (n).
+ Thụ tinh kết hợp 2 giao tử 2n → hợp tử 4n.
+ Hợp tử 4n nguyên phân bình thường → giao tử 4n.
- Cơ chế phát sinh đột biến đa bội:
+ Do các tác nhân bên ngoài như: vật lí, hóa học.
+ Tác nhân bên trong: sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2 - Sinh 9
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái