Bài 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Bài 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
Bài 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4. Hai mặt phẳng song song
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ôn tập chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
1. Góc giữa hai mặt phẳng.
Định nghĩa: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó.
Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng:
\((P) ∩ (Q) = c\). Trong \((P)\) từ \(I ∈ c\) vẽ \(a ⊥ c\); trong \((Q)\) từ \(I\) vẽ \(b ⊥ c\). Góc giữa \(a\) và \(b\) là góc giữa \(mp(P)\) và \(mp(Q)\) (h.3.41).
Diện tích hình chiếu của một đa giác.
Cho đa giác \(H\) thuộc \(mp(Q)\). Gọi đa giác \(H'\) là hình chiếu của đa giác \(H\) lên \(mp(P)\); \(α = \widehat{(P; Q)}.\) Khi đó \(S_{H'}=S_{H}.cos\alpha .\)
2. Hai mặt phẳng vuông góc
Định nghĩa:
Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa chúng bằng \(90^{0}.\)
Định lý: Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia.
Hệ quả 1
Nếu hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng \(a\) nào nằm trong mặt phẳng \((P)\), vuông góc với giao tuyến của \((P)\) và \((Q)\) đều vuông góc với mp \((Q)\).
Hệ quả 2
Nếu hai mặt phẳng \((P)\) và \((Q)\) vuông góc với nhau và \(A\) là một điểm nằm trong \((P)\) thì đường thẳng \(a\) đi qua điểm \(A\) và vuông góc với \((Q)\) sẽ nằm trong \((P)\).
Hệ quả 3
Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba.
3. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
. Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.
. Hình hộp đứng là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.
. Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đấy là hình chữ nhật.
. Hình lập phương là hình hộp có tất cả các mặt là hình vuông.
4. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
Hình chóp đều:
- Một hình chóp được gọi là hình chóp đều nếu đáy của nó là 1 đa giác đều và đường cao của hình chóp đi qua tâm của đấy.
- Hình chóp đều có các mặt cạnh bên tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.
Hình chóp cụt đều:
Phần nằm giữa đáy và một thiết diện song song với đáy của hình chóp đều gọi là hình chóp cụt đều.
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Unit 4: Home
Chuyên đề 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương II. Công nghệ giống vật nuôi
Bài 10: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Nâng cao Lớp 11