1. Kinh tuyến và vĩ tuyến
- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
- Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến song song với nhau.
- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh).
- Vĩ tuyến gốc (0°): là Xích đạo.
- Xích đạo chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông.
2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ
- Vĩ trí của một điểm trên bản đồ (hoặc Địa Cầu) được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ được xác định bằng vĩ độ và kinh độ đi qua điểm đó.
- Cách viết: Kinh độ trên, vĩ độ dưới hoặc vĩ độ trước, kinh độ sau.
hoặc (200T, 100B)
- Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.
Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm
Sơ đồ tư duy hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Địa lí 6 Cánh Diều
Bài 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
Progress review 1
Chủ đề 7: HÒA BÌNH
BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
SBT TIẾNG ANH 6 TẬP 1 - GLOBAL SUCCESS (PEARSON)
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6