I. ĐỊNH NGHĨA
- Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác
Ví dụ: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
II. TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lí
- Tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim khác nhiều so với tính chất của các đơn chất:
+ Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính dẻo và ánh kim do trong hợp kim có các electron tự do
+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim giảm so với kim loại thành phần do mật độ electron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt
+ Có độ cứng cao hơn so với các kim loại thành phần do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần của ion trong mạng tinh thể
+ Có rất nhiều hợp kim khác nhau được chế tạo có hóa tính, cơ tính và lí tính ưu thế như không gỉ, độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, chịu ma sát tốt...
Ví dụ:
+ Hơp kim không bị ăn mòn: Fe–Cr–Mn (thép inoc)...
+ Hợp kim siêu cứng: W–Co, Co–Cr–W–Fe,...
+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC),...
+ Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al–Si, Al–Cu–Mn–Mg
2. Tính chất hóa học
Có tính chất hóa học tương tự của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim
III. ỨNG DỤNG
- Hợp kim có nhiều ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân:
+ Hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ và áp suất cao dùng để tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,...
+ Hợp kim có tính bền hóa học và cơ học dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hóa chất
+ Hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa, cầu cống
+ Hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp
+ Hợp kim của vàng với Ag, Cu đẹp và cứng, dùng để chế tạo trang sức và đúc tiền
Sơ đồ tư duy: Hợp kim
Unit 8. The World of Work
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Đề kiểm tra 1 tiết
Câu hỏi tự luyện Địa 12
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC