NHIÊN LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
- Nhiên liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
Ví dụ: gỗ, than đá, dầu mỏ, xăng, …
- Năng lượng nhiệt thu được từ nhiên liệu có thể dùng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất hàng hóa trong công nghiệp, làm các động cơ hay máy phát điện hoạt động.
- Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng từ Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, …
+ Năng lượng từ Mặt Trời và năng lượng từ gió luôn có sẵn trong thiên nhiên.
+ Năng lượng nước là năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước (như thủy triều, sóng biển,…)
+ Năng lượng địa nhiệt là năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất.
+ Năng lượng sinh khối là năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác, chất thải,…
- Ưu điểm:
+ Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.
+ Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt.
+ Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch.
- Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng năng lượng mặt trời:
+ Ưu điểm: nguồn năng lượng sẵn có và vô hạn, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Nhược điểm: giá thành và chi phí lắp đặt cao, vẫn còn rác thải từ các pin mặt trời.
Sơ đồ tư duy về nhiên liệu và năng lượng tái tạo - KHTN 6 - Cánh diều
Chủ đề 5. KIỂM SOÁT CHI TIÊU
Chủ đề 1. NHÀ Ở
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6
Bài 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
Unit 8: How much is this T-shirt?
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6