I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu á. Cách mạng trung quốc trong những năm 1919 – 1939.
1. Những nét chung
- Hoàn cảnh: Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á đã bước sang thời kì phát triển mới.
- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở nhiều khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì...
- Điểm mới:
+ Trong cao trào đấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia.
+ Nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập như ở Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam.
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939
- Phong trào Ngũ tứ:
+ Bùng nổ ngày 4 - 5 – 1919.
+ Khởi đầu là cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
+ Phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh viên sang giai cấp công nhân.
+ Ý nghĩa:
/ Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến. Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc.
/ Từ nhiều nhóm cộng sản, ngày 1 - 7 - 1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được thành lập.
- Trong 10 năm (1926 - 1936): tình hình chính trị Trung Quốc diễn ra nhiều biến động.
+ Trong những năm 1926 – 1927: cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước.
+ Trong những năm 1927 - 1937, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939)
1. Tình hình chung:
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Sau thất bại của phong trào Cần vương (“phò vua cứu nước”), tầng lớp trí thức mới ở các nước này chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
*Vô sản:
- Từ những năm 20, nét mới của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á là:
+ Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh.
+ Sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc.
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
- Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á, như:
+ In-đô-nê-xi-a năm 1920.
+ Việt Nam, Mã Lai và Xiêm, Philippin năm 1930.
=> Dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
*Tư sản:
- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt.
+ Trước đây chỉ mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ.
+ Giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện...
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Đó là:
+ Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam kéo dài hơn 30 năm ở Lào.
+ Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do A-cha Hem Chiêu đứng đầu (1930 - 1935) ở Cam-pu-chia.
- Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa ở hải đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-đô-nê-xi-a) trong những năm 1926 - 1927 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dân tộc, đứng đầu.
- Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước trong khu vực đã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.
Bài 32
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Bài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
CHƯƠNG 11. SINH SẢN
SOẠN VĂN 8 TẬP 1