CHƯƠNG II. SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

Lý thuyết sóng cơ và sự truyền sóng cơ

 

SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ


 

I. Lí thuyết về sóng cơ và sự truyền sóng cơ

1. Định nghĩa sóng cơ


Video mô phỏng chuyển động của các phần tử tạo nên sóng

2. Phương trình sóng và các đại lượng đặc trưng của sóng hình sin

Tại nguồn O: u0=A0cos(ωt)u0=A0cos(ωt)

Tại M cách O một khoảng x=vΔtx = vΔt trên phương truyền sóng: uM=Acosω(t−Δt).uM=Acosω(tΔt).

uM=Acosω(t−xv)=Acos2π(tT−xλ)(1)uM=Acosω(txv)=Acos2π(tTxλ) (1)

Với t≥x/vtx/v

Phương trình (1) là phương trình của một sóng hình sin truyền theo trục x.

PT (1) là một hàm vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần hoàn theo không gian.

Các đại lượng của sóng hình sin

- Biên độ của sóng AA: là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

- Chu kỳ sóng TT: là chu kỳ dao động của một  phần tử  của môi trường  sóng truyền qua.

- Tần số  ff: là đại lượng nghịch đảo của chu kỳ sóng : f=1Tf=1T

-Tốc độ truyền sóng vv:là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường

Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường): vR>vL>vKvR> vL> vK

Tốc độ truyền sóng khác vận tốc dao động của các phần tử vật chất khi sóng truyền qua.

- Bước sóng λλ: là quãng đường mà sóng  truyền được trong một chu kỳ.   λ=vT=vfλ=vT=vf

(Bước sóng l cũng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha).

- Năng lượng sóng: Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì biên độ và năng lượng sóng càng giảm

Đối với sóng truyền đi từ một nguồn điểm:

+ Trong không gian thì năng lượng sóng trải ra trên các mặt cầu có bán kính tăng dần nên năng lượng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng

+ Trong mặt phẳng thì năng lượng sóng trải ra trên các đường tròn có bán kính tăng dần nên năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng

+ Khi sóng chỉ truyền theo một phương trên một đường thẳng (trong trường hợp lí tưởng), thì năng lượng của sóng không bị giảm và biên độ sóng ở mọi điểm sóng truyền tới là như nhau, nghĩa là biên độ dao động của mọi phần tử mà sóng truyền tới là như nhau.

Khi truyền trong các môi trường, tần số sóng không thay đổi. Tốc độ truyền sóng và bước sóng thay đổi, cụ thể:

v=vkk/ckn;λ=λkk/cknv=vkk/ckn;λ=λkk/ckn

với n là chiết suất của môi trường truyền

II. Sơ đồ tư duy Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

 

.adbro-autotester-placeholder {background: rgb(50, 150, 255);}.adbro-autotester-satellite {min-height: 50px; background: rgb(255, 150, 50);}div[class*="adbro-autotester"] {background-image: url(); opacity: .5;}

 

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved