Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
Bài 3. Thoát hơi nước
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
Bài 7. Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
Bài 8. Quang hợp ở thực vật
Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3 C4 và CAM
Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Tiêu hóa ở động vật
I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?
1. Khái niệm:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Động vật là sinh vật dị dưỡng, chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) từ môi trường ngoài.
- Các chất dinh dưỡng hữu cơ như protein, lipit và cacbohidrat thường có cấu trúc phức tạp → cần phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hóa bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào).
- Các sản phẩm phân hủy từ quá trình chuyển hóa nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp.
2. Các hình thức tiêu hoá:
Tiêu hóa ở động vật gồm:
- Tiêu hóa nội bào (tiêu hoá trong tế bào)
- Tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào).
II. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ CƠ QUAN TIÊU HÓA
- Động vật đơn bào: trùng roi, trùng giày, amip …
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá → tiêu hoá nội bào
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
+ Màng tế bào lõm vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong
+ Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá, các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản.
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra ngoài theo kiểu xuất bào.
Hình 1: Tiêu hoá nội bào ở trùng giày
III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT CÓ TÚI TIÊU HÓA
- Động vật: Ruột khoang và Giun dẹp. Đại diện: thủy tức, sán…
- Cấu tạo túi tiêu hóa :
Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
→ Hình thức tiêu hoá: tiêu hoá ngoại bào →tiêu hoá nội bào.
- Quá trình tiêu hoá:
Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hoá ngoại bào) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ thông.
Hình 2: Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức
Chương 2. Cảm ứng ở sinh vật
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều tập 1
Bài 2. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển - Tập bản đồ Địa lí 11
Chủ đề 2: Kĩ thuật đánh cầu trên lưới
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11