I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Tinh bột có nhiều trong các loại hạt củ, quả như lúa ngô khoai chuối xanh...
- Xenlulozơ là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa...
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÂN TỬ
- Phân tử tinh bột và xenlulozo được tạo thành do nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau viết gọn là (-C6H10O5-)n
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.
- Số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10.000 - 14.000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột và xenlulozo bị thủy phân thành glucozơ
(-C6H10O5-)n +nH2O \(\xrightarrow[t^{0}]{axit}\) C6H12O6
2. Phản ứng với iot
- Khi cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm có chứa tinh bột, dung dịch có màu xanh đen. Khi đun nóng hỗn hợp, dung dịch trong ống nghiệm bị mất màu. Làm lạnh hỗn hợp, màu xanh đen xuất hiện lại.
* Giải thích: do sự hấp phụ iot vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen. Khi đun nóng, các phân tử iot được giải phóng làm mất màu xanh đen. Khi làm lạnh, iot bị hấp phụ trở lại tạo thành màu xanh đen.
=> Iot dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại
V. ỨNG DỤNG
- Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trong cây xanh
- Tinh bột là lương thực quan trọng của con người.
- Xenlulozo được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi, sản xuất giấy
Sơ đồ tư duy: Tinh bột và xenlulozơ
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Mĩ thuật
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 9
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC