Bài 26. Cảm ứng ở động vật
Bài 27. Cảm ứng ở đọng vật (tiếp theo)
Bài 28. Điện thế nghỉ
Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Bài 30. Truyền tin qua ninap
Bài 31. Tập tính của động vật
Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)
Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Truyền tin qua xinap
I. KHÁI NIỆM XINAP
Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác
- Có 3 kiểu xinap:
+ Xinap giữa TB thần kinh – TB thần kinh.
+ Xinap giữa TB thần kinh – TB cơ.
+ Xinap giữa TB thần kinh – TB tuyến.
Hình 1: Các loại xinap
Vai trò: Có vai trò dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác
II. CẤU TẠO XINAP
Có 2 loại xi náp: xináp hóa học và xináp điện. Xináp hóa học là loại xináp phổ biến ở động vật. Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận:
Chùy xinap:
Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....). Có khoảng 50 loại chất trung gian hóa học nhưng mỗi xinap chỉ chứa một loại chất trung gian hóa học.
Khe xinap:
Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap.
Màng sau xinap:
Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin
Hình 2: Cấu tạo của xinap
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINAP
Xung TK truyền qua xinap gồm 3 bước:
Hình 3: Quá trình truyền tin qua xinap
Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.
Bước 2: Trong chùy xinap, tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.
Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- Nếu chất trung gian hóa học gây hưng phấn → tác dụng lên màng sau làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion Na+ → màng sau xuất hiện hưng phấn và tiếp tục truyền đi.
- Nếu chất trung gian hóa học có tác dụng gây ức chế → tác dụng lên màng sau làm thay đổi trạng thái của màng từ phân cực thành tăng phân cực → xuất hiện điện thế ức chế sau xinap. Vậy xung đến xinap dừng lại không được truyền đi nữa.
Tại màng sau xinap, sau khi điện thế hoạt động được hình thành ở màng sau và lan truyền tiếp đi , enzim axêtincôlinesteraza phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin.
Hai chất này quay trở lại màng trước xinap và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap.
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINAP
+ Tốc độ lan truyền chậm do trải qua nhiều giai đoạn và qua môi trường dịch mô.
+ Thông tin được truyền qua xinap nhờ chất trung gian hóa học.
+ Xung thần kinh chỉ được truyền theo một chiều, từ màng trước xinap sang màng sau xi nap.
Sơ đồ tư duy Truyền tin qua xinap:
Bài 7. Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Phần 2. Địa lí khu vực và quốc gia
Chủ đề 2: Kĩ thuật dẫn bóng
Chương 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11