2. Lâm nghiệp
a. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
* Kinh tế:
- Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.
- Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN.
- Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
* Sinh thái:
- Chống xói mòn đất.
- Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.
- Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nguồn nước.
b. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều (Giảm tải)
- Diện tích rừng của nước ta đã bị suy giảm nhiều. Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ 39,0%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
- Có 3 loại rừng:
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng đặc dụng
+ Rừng sản xuất
c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.
* Trồng rừng:
- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ.
- Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
- Mỗi năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Sơ đồ tư duy vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12
Đề thi giữa học kì 2
Tải 5 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết ) – Chương 6 – Hóa học 12
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 4 – Hóa học 12