KÍNH THIÊN VĂN
I - ĐỊNH NGHĨA - CẤU TẠO
1. Định nghĩa
Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật ở rất xa (các thiên thể)
Kính thiên vằn có tác dụng tạo ra ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở rất xa.
2. Cấu tạo
Gồm hai bộ phân chính:
- Vật kính \({L_1}\): là một thấu kính hội tụ có tiêu cự cực lớn (có thể đến hàng chục mét)
- Thị kính \({L_2}\): là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính
II - SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH THIÊN VĂN
- Vật kính tạo ảnh thật \({A_1}{B_1}\) của vật \({A_\infty }{B_\infty }\) ở rất xa (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh.
Thị kính giúp mắt quan sát ảnh này
- Ảnh của vật \({A_\infty }{B_\infty }\) là ảnh ảo, ngược chiều với vật, có góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật.
- Khi sử dụng kính thiên văn mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính dao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
- Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh sau cùng ra vô cực, gọi là ngắm trừng ở vô cực.
III - NGẮM CHỪNG
+ Điều chỉnh khoảng cách giữa thị kính với vật kính để ảnh \({A_2}{B_2}\) ảo. Tức là \({O_1}{O_2} \le {f_1} + {f_2}\)
+ Mắt đặt sau thị kính quan sát ảnh ảo \({A_2}{B_2}\) của \({A_1}{B_1}\) tạo bởi thị kính.
+ Điều chỉnh vị trí \({O_2}\) để ảnh \({A_2}{B_2}\) rơi vào khoảng nhìn rõ của mắt
IV - SỐ BỘI GIÁC CỦA KÍNH THIÊN VĂN KHI NGẮM CHỪNG Ở VÔ CỰC
- Khi ngắm chừng ở vô cực, thì: \(\left\{ \begin{array}{l}{d_2} = {f_2}\\d_1' = {f_1}\\{O_1}{O_2} = {f_1} + {f_2}\end{array} \right.\)
- Góc trông \({\alpha _0}\) lúc này là góc trông trực tiếp vật: \({\alpha _0} = \tan {\alpha _0} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{{f_1}}}\)
- Số bội giác vô cực của kính thiên văn: \({G_\infty } = \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\)
Sơ đồ tư duy về kính thiên văn
Unit 3: Global warming & Ecological systems
Chủ đề 7. Ô tô
Chủ đề 4: Chiến thuật phòng thủ và thi đấu
Unit 1: Food for Life
Giáo dục pháp luật
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11