MẮT
I - CẤU TẠO QUANG HỌC CỦA MẮT
- Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính sau: giác mạc - thủy dịch - lòng đen (con ngươi) - thể thủy tinh - dịch thủy tinh - võng mạc
- Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim:
+ Thấu kính mắt có vai trò như vật kính
+ Võng mạc đóng vai trò như phim
II - SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA MẮT
- Cơ chế:
+ Khi nhìn các vật ở xa trên trục của mắt, cơ vòng dãn ra và thủy tinh thể tự xẹp xuống.
+ Khi nhìn vật ở vị trí gần mắt hơn thì các cơ vòng co lại làm độ cong của thủy tinh thể tăng lên.
+ Sự thay đổi độ cong thủy tinh thể làm tiêu cự của thấu kính mắt thay đổi và ảnh thật của vật luôn hiện rõ trên võng mạc.
- Các trạng thái cơ bản của sự điều tiết mắt:
+ Trạng thái không điều tiết: tiêu cự của mắt lớn nhất \(\left( {{f_{max}}} \right)\)
+ Trạng thái điều tiết tối đa: tiêu cự của mắt nhỏ nhất \(\left( {{f_{min}}} \right)\)
+ Trạng thái có điều tiết: \({f_{min}} < f < {f_{max}}\)
III - ĐIỂM CỰC CẬN - ĐIỂM CỰC VIỄN
- Điểm cực viễn của mắt:
+ Điểm \({C_V}\) xa mắt nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ vật trong trạng thái không điều tiết. Điều tiết mắt ở trạng thái này còn gọi là điều tiết ở điểm cực viễn.
+ Khoảng cách \(O{C_V}\) gọi là khoảng cực viễn của mắt.
- Điểm cực cận của mắt:
+ Điểm \({C_C}\) gần mắt nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ vật trong trạng thái điều tiết tối đa. Điều tiết mắt ở trạng thái này còn gọi là điều tiết ở điểm cực cận.
+ Khoảng cách gọi là khoảng cực cận của mắt.
- Khoảng cách \({C_C}{C_V}\) gọi là khoảng nhìn rõ của mắt.
- Mắt tốt (mắt không có tật):
+ Khi không điều tiết: \({f_{max}} = OV;O{C_V}\) vô cùng lớn.
+ Khi điều tiết tối đa: \(Đ = OCc\) có giá trị từ \(10cm\) đến \(20cm\) tùy theo độ tuổi và sức khỏe mỗi người.
+ Khoảng nhìn rõ của mắt: \({C_C}{C_V}\) vô cùng lớn
Không nên để mắt điều tiết tối đa, nên người ta thường đọc sách hoặc quan sát vật nhỏ ở cách mắt từ Đ = 25cm trở lên cho người mắt tốt
IV - NĂNG SUẤT PHÂN LY CỦA MẮT
- Góc trông vật:
Vật AB có độ cao AB, vuông góc với trục chính của mắt tại A, cách mắt một đoạn OA.
Mắt nhìn vật AB với góc nhìn \(\alpha = \widehat {AOB}\) gọi là góc trông vật AB: \(\tan \alpha = \frac{{AB}}{l}\)
- Năng suất phân ly của mắt là góc trông nhỏ nhất \(\alpha = {\alpha _{\min }}\) khi vật AB nằm trong khoảng thấy rõ của mắt mà mắt còn phân biệt được hai điểm A và B
V - HIỆN TƯỢNG LƯU ẢNH CỦA MẮT
Trong khoảng thời gian sau khi tắt ánh sáng 0,1s thì mắt vẫn còn cảm nhận về hình ảnh của vật.
Hiện tượng lưu ảnh của mắt là một đặc tính sinh học của mắt, nhờ hiện tượng lưu ảnh này người ta có thể tạo ra một hình ảnh chuyển động khi trình chiếu cho mắt xem một hệ thống liên tục các ảnh rời rạc.
VI - CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Sơ đồ tư duy về mắt
Tải 20 đề kiểm tra 15 phút - Chương III - Hóa học 11
Chương IV. Sản xuất cơ khí
Bài 11: Tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á - Tập bản đồ Địa lí 11
Chuyên đề 1. Phép biến hình phẳng
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11