I. Tính chất vật lí
- Phi kim có thể tồn tại ở 3 trạng thái:
+ Thể rắn: I2, S, C,…
+ Thể lỏng: Br2
+ Thể khí: O2, N2, Cl2,…
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với kim loại
- Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối
Ví dụ:
+ Sắt cháy trong khí clo xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ
PTHH: 2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2FeCl3
+ Đồng tác dụng với lưu huỳnh tạo hợp chất màu đen:
PTHH: Cu + S $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CuS
2. Tác dụng với hiđro
- Oxi tác dụng với khí hiđro tạo thành nước: 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O
- Hiđro cháy trong khí clo (màu vàng lục) tạo thành khí không màu làm giấy quỳ tím ẩm chuyển đỏ
PTHH: H2 + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2HCl
3. Tác dụng với oxi
- Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
Svàng + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2 không màu
4Pđỏ + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5 trắng
4. Mức độ hoạt động của phi kim
- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của ohi kim đó với kim loại và hiđro.
Ví dụ:
+ F, Cl, O là những phi kim mạnh
+ S, P, C, Si là những phi kim yếu
Sơ đồ tư duy: Tính chất của phi kim
Đề thi vào 10 môn Toán Cà Mau
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 - Sinh 9
Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái
Đề thi vào 10 môn Toán Đăk Nông
Bài 28