Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946
Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Bài 19. Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2
Bài 21. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2
Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
Bài 27. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2
Đề kiểm tra 45 phút phần 2
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954-1957)
a) Hoàn thành cải cách ruộng đất
* Hoàn cảnh
- Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận thống nhất.
- Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.
* Thành tựu
- Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất (kể cả đợt 1 tiến hành trong kháng chiến), miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
Nhân dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất
* Hạn chế:
+ Đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách mạng.
+ Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ.
* Ý nghĩa:
Đảng, Chính phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957. Nên đã hạn chế được hậu quả của những sai lầm trên. Và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối liên minh công – nông được củng cố.
b) Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (giảm tải)
Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I (từ ngày 20 đến ngày 16-3-1955) đã quyết nghị: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa”.
Công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân tích cực hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.
* Trong nông nghiệp:
- Nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ.
- Nhiều đập nước được sửa chữa. Nhiều công trình thủy nông mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc-Hưng-Hải (1958)
- Cuối năm 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939. Nạn đói kinh niên ở miền Bắc căn bản được giải quyết.
* Trong công nghiệp:
- Nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới như: cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất,...
- Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí.
* Các ngành thủ công nghiệp:
- Nhanh chóng được khôi phục, bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân và giải quyết phần nào việc làm cho người lao động.
- Ngoại thương dần dần tập trung vào Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 17 nước.
* Trong giao thông vận tải: đã khôi phục 700 kilômét đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn kilômét đường ô tô, xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như: Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thủy, Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.
* Về văn hóa, giáo dục, y tế: được đẩy mạnh.
- Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm đã được khẳng định; một số trường đại học được thành lập; hơn 1 triệu người được xóa mù chữ.
Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan (1957)
- Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.
- Đảng và Nhà nước còn có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
2. Cải tạo sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960) (giảm tải)
- Trong ba năm (1958-1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi trên miền Bắc sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác xã.
- Kết quả:
+ Đến cuối năm 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp, hơn 8% số thợ thủ công và 45% số người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã. Một bộ phận thương nhân được chuyển sang sản xuất hoặc chuyển thành mậu dịch viên.
+ Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của họ phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Đến cuối năm 1960, có hơn 95% số hộ tư sản vào công ty hợp doanh.
- Hạn chế:
+ Trong cải tạo, chúng ta mắc một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể; thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi; do đó, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của xã viên trong sản xuât.
+ Đồng thời cải tạo là nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí và trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.
- Ý nghĩa: Những tiến bộ về mặt kinh tế đã tạo điều kiện cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục y tế phát triển.
ND chính
Sơ đồ tư duy Cải cách ruộng đất