CHƯƠNG III : MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIÊU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
CHƯƠNG III : MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIÊU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM

Một số vật liệu KHTN 6 Kết nối tri thức

 

Bài 12: Một số vật liệu

I. Vật liệu

- Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu.

Các vật liệu được tạo nên từ một hay nhiều chất.

Ví dụ: Dây đồng được tạo nên từ đồng; Thép được tạo nên từ sắt và carbon;…

II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu

- Mỗi loại vật liệu có tính chất khác nhau

=> Nên dựa vào tính chất để lựa chọn vật liệu cho vật dụng mong muốn

VD:  Nồi nấu bằng kim loại (dẫn nhiệt tốt) có quai cầm bằng gỗ (vật dẫn nhiệt kém) để không bị bỏng khi cầm

1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu

  + Dẫn điện tốt: kim loại,

  + Dẫn điện kém: nhựa, gỗ…

2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu

  + Dẫn nhiệt tốt: kim loại

  + Dẫn nhiệt kém: gốm, cao su…

- Ngoài ra các vật liệu còn có những tính chất khác

1. Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điệndẫn nhiệt, dễ bị ăn mònbị gỉ.

Ví dụ: Để làm dây dẫn điện, người ta sử dụng kim loại đồng, vì đồng dẫn điện tốt...

2. Vật liệu bằng nhựa và thủy tinh không dẫn diệnkhông dẫn nhiệtít bị ăn mòn và không bị gỉ.

Ví dụ: Vì nhựa không dẫn điện, dẫn nhiệt nên dường dùng làm quai cho các nồi nấu bằng kim loại…

3. Vật liệu bằng cao su không dẫn điệnkhông dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng hay lạnh, không tan trong nước, tan được trong xăng và ít bị ăn mòn.

Ví dụ: Sử dụng cao su để làm lốp xe…

4. Vật liệu bằng gốmsứ không bị ăn mòndẫn nhiệt kémhầu như không dẫn điệncứng nhưng giòndễ vỡ.

Ví dụ: Khả năng dẫn nhiệt kém nên gốm, sứ được dùng làm bát, đĩa…

5. Vật liệu bằng gỗ bềnchịu lực tốtdễ tạo hình nhưng dễ cháy, có thể bị mối mọt.

Ví dụ: Dùng gỗ làm nhà, khung cửa, bàn, ghế…

 

III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình

Là học sinh, các em cần:

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm,… nên thay bằng đồ thủy tinh.

- Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao.

- Hạn chế cho trẻ em chơi đồ nhựa vì chúng thường được chế tạo từ nhựa tái chế với nhiều hóa chất độc hại.

- Không nên để các đồ bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

- Tái sử dụng vật liệu với mục đích khác hoặc thu gom để tái chế.

- Hạn chế rác thải, phân loại khi bỏ đi.

- Sử dụng vật liệu xanh: gạch không nung; vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng;…

 

 

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved