I - TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT NHÚNG CHÌM TRONG NÓ
C1.
Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P (H.10.2a). Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b) P1 < P chứng tỏ ..........
Lời giải chi tiết:
Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P (H.10.2a). Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b) P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên.
C2.
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ...........
Lời giải chi tiết:
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
II - ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
2. Thí nghiệm kiểm tra
C3.
Chứng minh độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét trong dự đoán trên là đúng:
Lời giải chi tiết:
Khi nhúng vật nặng chìm trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra (H.10.3b SGK), thể tích của phần nước này bằng thể tích của vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng lực đẩy hướng từ dưới lên trên, số chỉ của lực kế lúc này là: P2 = P1 – FA < P1, trong đó P1 là trọng lượng của vật; FA là lực đẩy Ác – si – mét.
Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.3c SGK), điều đó chứng tỏ lực đẩy Ác – si – mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Vậy dự đoán của Ác si mét về độ lớn của lực đẩy Ác si mét là đúng.
Tests
Bài 4: Giữ chữ tín
Tải 15 đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Hóa học 8
Review 1 (Units 1-2-3)
Đề cương ôn tập lý thuyết & bài tập học kỳ 1