I - ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬT NỔI, VẬT CHÌM
C1.
Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của các lực:.....
Lời giải chi tiết:
Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của các lực: trọng lực P và lực đẩy Ác – si - mét FA. Các lực này cùng phương và ngược chiều nhau. Trọng lực P hướng từ trên xuống dưới còn lực đẩy Ác-si-mét FA hướng từ dưới lên trên.
C2.
Vẽ các vectơ lực tương ứng với ba trường hợp trên hình 12.1a, b, c SGK
Lời giải chi tiết:
Vẽ các vectơ lực tương ứng với ba trường hợp trên hình 12.1a, b, c SGK
a) Chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình).
b) Đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng).
c) chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng).
II - ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT KHI VẬT NỔI TRÊN MẶT THOÁNG CỦA CHẤT LỎNG
C3.
Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì .......
Lời giải chi tiết:
Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C4.
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác- si- mét bằng nhau vì ......
Lời giải chi tiết:
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác- si- mét bằng nhau vì khi đó 2 lực đều tác dụng lên miếng gỗ, cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn.
C5:
Câu B không đúng. Vì trong công thức tính lực đẩy Ác - si- mét : FA = d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là thể tích của phần nước bị gỗ chiếm chỗ hay thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.
CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC
Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
CHƯƠNG 2. VẬN ĐỘNG
Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo
Chủ đề 7. Truyền thông phòng tránh thiên tai