Đề bài
Hoàn thành mục I - Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính
Lời giải chi tiết
I - PHÂN TÍCH MỘT CHÙM SÁNG TRẮNG BẰNG LĂNG KÍNH
1. Thí nghiệm 1
+ Lăng kính là một khối chất trong suốt có dạng như ở hình 53.1. Các đường gờ AA’, BB’, CC, gọi là các cạnh của lăng kính.
+ Cách bố trí dụng cụ: Các cạnh của lăng kính phải song song với khe sáng.
C1:
Màu sắc của dải nhiều màu nói ở trong thí nghiệm 1 là dải màu có nhiều màu sắc nằm sát nhau. Ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, vàng... Ở bờ kia là màu tím.
2. Thí nghiệm 2
C2:
a) Chắn trước khe sáng bằng một tấm lọc màu đỏ.
Dự đoán: có vạch đỏ.
Kết quả quan sát thí nghiệm: ta thấy có vạch màu đỏ
+ Chắn trước khe sáng bằng một tấm lọc màu xanh lam.
Dự đoán: có vạch màu xanh.
Kết quả quan sát thí nghiệm: ta thấy có vạch màu xanh lam
Vị trí các vạch đỏ và lam không cùng nằm một chỗ.
b) Chắn trước khe sáng bằng một tấm lọc nửa đỏ, nửa lam.
Dự đoán: có cả hai vạch màu đỏ, lam.
Kết quả quan sát thí nghiệm: ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.
C3:
Nhận định về sự đúng, sai của hai ý kiến:
- Bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không màu, nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc màu được.
- Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm màu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm màu xanh, chỗ kia chỉ nhuộm màu đỏ ? Trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau.
Như vậy chỉ có ý kiến thứ hai là đúng.
3. Kết luận
Có thể phân tích một chùm ánh sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính.
Unit 1: A Visit From A Pen Pal - Cuộc thăm của bạn tâm thư
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Bài 5
Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 - Địa lí 9
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9