I - TỰ KIỂM TRA
1
1. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 300 so với mặt nước.
a. Có hiện tượng gì xảy ra đối với tia sáng khi truyền qua mặt nước? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?
b. Góc tới bằng bao nhiêu độ? Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn 600 ?
Lời giải chi tiết:
a. + Khi tia sáng truyền qua mặt nước tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí.
+ Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b. + Góc tới bằng 600.
+ Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn 600 ? Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
2
2. Nêu hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ.
Lời giải chi tiết:
Hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ:
+ Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
+ Thấu kính hội tụ có tác dụng hội tụ chùm tia tới song song tại một điểm
3
3. Chiếu vào thấu kính hội tụ một tia sáng song song với trục chính. Hãy vẽ tia sáng ló ra sau thấu kính.
Phương pháp giải:
Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì tia ló qua tiêu điểm.
Lời giải chi tiết:
4
Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính hội tụ cho trên hình 58.1 (SGK trang 150).
Phương pháp giải:
Sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
- Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Lời giải chi tiết:
5
Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính gì?
Lời giải chi tiết:
Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính phân kì.
6-10.
6. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính gì?
7. Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu? Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?
8. Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự những bộ phận nào trong máy ảnh?
9. Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì?
10. Nêu hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị. Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa nhất? Kính cận là loại thấu kính gì?
Lời giải chi tiết:
6.
Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính phân kì
7.
+ Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.
+ Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở chỗ đặt màn hứng ảnh.
+ Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn vật, ngược chiều so với vật.
8.
+ Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới.
+ Hai bộ phận đó tương tự như những bộ phận: Thể thủy tinh tương tự như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới tương tự như màn hứng ảnh.
9.
Giới hạn xa nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là điểm cực viễn.
Giới hạn gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là điểm cực cận.
10.
- Hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị:
+ Không nhìn được các vật ở xa.
+ Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường
- Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt nhìn rõ được các vật ở xa.
- Kính cận là loại thấu kính phân kì.
11-16.
11. Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì? Kính lúp là loại thấu kính gì? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?
12. Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ.
13. Làm thế nào để biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?
14. Làm thế nào để trộn hai ánh sáng có màu khác nhau? Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được có phải là một trong hai màu ban đầu hay không?
15. Chiếu ánh sáng đỏ vào 1 tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì?
16. Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào các ruộng muối rồi phơi nắng. Người ta đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng? Tác dụng này gây ra hiện tượng gì ở nước biển?
Lời giải chi tiết:
11.
- Kính lúp là dụng cụ dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Kính lúp là loại thấu kính hội tụ có tiêu cự không được dài hơn 25cm.
12.
+ Một ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt Trời, đèn điện, đèn ống,...
+ Hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ: Đèn led đỏ, chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, bút laze phát ra ánh sáng đỏ,...
13.
Cách nhận biết những ánh sáng màu có trong chùm sáng do một đèn ống phát ra: Chiếu chùm sáng phát ra từ đèn ống đến một lăng kính hay mặt ghi của một đĩa CD.
14.
+ Cách trộn hai chùm sáng màu vói nhau: Ta chiếu hai chùm sáng màu vào cùng một chỗ trên mặt một màn ảnh trắng hoặc cho hai chùm sáng đó đi theo cùng một phương vào mắt.
+ Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được không phải là một trong hai màu ban đầu, kết quả ta thu được một ánh sáng có màu khác với màu của hai ánh sáng ban đầu.
15.
- Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng, ta sẽ thấy tờ giấy có màu đỏ.
- Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy xanh, ta sẽ thấy tờ giấy gần như có màu đen.
16.
- Trong việc sản xuất muối, người ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời
- Tác dụng này gây ra hiện tượng bay hơi ở nước biển.
Đề thi vào 10 môn Toán Bình Phước
Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Thuận
Unit 1: A Visit From A Pen Pal - Cuộc thăm của bạn tâm thư