II - CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC
\(v=\dfrac{s}{t}\)
trong đó: v là vận tốc, s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
III - ĐƠN VỊ VẬN TỐC
C4.
Tìm đơn vị vận tốc thích hợp cho các chỗ trống bảng 2.2.
Lời giải chi tiết:
C5.
a) Vận tốc của ôtô là 36km/h cho biết mỗi giờ ô tô đi được 36km.
b) Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo vận tốc của 3 chuyển động trong cùng một đơn vị đo vận tốc:
Lời giải chi tiết:
a) Vận tốc của ôtô là 36km/h cho biết mỗi giờ ô tô đi được 36km.
Vận tốc của người đi xe đạp là 10,8km/h cho biết mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km.
Vận tốc của tàu hỏa là 10m/s cho biết mỗi giây tàu hoả đi được 10m.
b) Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo vận tốc của 3 chuyển động trong cùng một đơn vị đo vận tốc:
- Ô tô có : \(v = 36km/h = \displaystyle{{36000m} \over {3600s}} = 10m/s.\)
- Người đi xe đạp có : \(v = 10,8km/h = \displaystyle{{10800m} \over {3600s}} = 3m/s.\)
- Tàu hỏa có : \(v = 10 m/s\).
Ô tô, tàu hoả chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6.
Vận tốc của tàu tính theo km/h là
Vận tốc của tàu tính theo m/s là
Lời giải chi tiết:
\(s = 81km; \;t = 1,5h\)
Vận tốc của tàu tính theo km/h là: \(v = \displaystyle{{81} \over {1,5}} = 54\,km/h \)
Đổi \(81km = 81000m\); \(1,5h = 1,5.3600\;s=5400s\)
Vận tốc của tàu tính theo m/s là: \(\displaystyle{{81000} \over {5400}} = 15\,m/s\)
Nhận xét : Chỉ so sánh số đo vận tốc khi quy về cùng một đơn vị vận tốc, do đó 54 > 15 không có nghĩa là vận tốc khác nhau.
C7.
Quãng đường đi được:
Lời giải chi tiết:
Ta có: v = 12km/h; \(t = 40 phút = \displaystyle{{40} \over {60}}h = {2 \over 3}h\)
Quãng đường đi được: \(s = vt = 12.\displaystyle{2 \over 3} = 8km.\)
C8.
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc:
Lời giải chi tiết:
Ta có: v = 4 km/h ; \(t = 30{\rm{ }}phút = \displaystyle{{30} \over {60}}h = {1 \over 2}h\)
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc: \(s = v.t = 4.\displaystyle{1 \over 2} = 2km\)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2
Chương 4. Kĩ thuật điện
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIÊT NAM (1858 đến năm 1918)
Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo